Phạt đến 8 triệu nếu xe không chính chủ theo Nghị định 100

Theo Nghị định 100, mức xử phạt đối với lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có thể bị phạt tiền lên tới 8 triệu đồng kể từ năm 2020, tăng gấp 2 lần so với quy định trước đây.

Mức phạt xe không chính chủ tăng gấp đôi so với quy định trước đây, lên đến 8 triệu đồng đối với ô tô, với xe máy tăng gấp 3 lần đến 600 ngàn đồng kể từ đầu năm 2020

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, nếu chủ phương tiện ô tô, xe máy và các loại xe tương tự khi có phát sinh giao dịch như mua bán, tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển hay thừa kế tài sản mà không thực hiện việc đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt tiền theo mức được quy định. Mức xử phạt theo quy định mới tăng gấp đôi so với quy định trước đây.

Cụ thể, đối với chủ xe ô tô và các loại xe tương tự, các cá nhân có thể bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng khi không làm thủ tục đăng ký sang tên các loại ô tô. Còn đối với các tổ chức sẽ bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng. Trước chỉ xử phạt hành vi trên ở mức 1 – 2 triệu đồng nếu chủ xe ô tô là cá nhân và 2 – 4 triệu đồng nếu chủ xe ô tô là tổ chức.

Còn đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy, không làm thủ tục đăng ký sang tên phương tiện có thể bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (trước là 100.000 – 200.000 đồng); trường hợp chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt mức tiền từ 800.000 – 1.2 triệu đồng (quy định cũ áp mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng).

Các phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế ài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Chủ xe có thể cho mượn xe đối với các thành viên trong gia đình để tham gia giao thông bình thường. Tuy nhiên, người lái xe cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và mang theo đầy đủ giấy tờ liên quan như bằng lái, đăng ký phương tiện, bảo hiểm…

Thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện gồm các hồ sơ thủ tục như sau:

- Bản khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú;

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe;

- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng;

- Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì hồ sơ đăng ký sang tên gồm:

- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết của người đang sử dụng xe, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đó thường trú;

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe;

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Lưu ý, trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Chủ xe có thể cho mượn xe đối với các thành viên trong gia đình để tham gia giao thông bình thường

Trường hợp sang tên trong cùng tỉnh có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

Người đang sử dụng xe nếu có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm

- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Trường hợp sang tên trong cùng tỉnh không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

Người đang sử dụng xe nếu không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm

- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Đăng ký sang tên xe từ tỉnh khác chuyển đến 

- Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA).

- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) và Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.