Ô nhiễm không khí ở tình trạng khẩn cấp nhưng chủ tịch tỉnh khó đình chỉ cơ sở phát thải

Chuyên gia cho rằng, các quy định của Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường chỉ khả thi khi có lộ trình và cách làm phù hợp, đồng bộ. Việc đình chỉ một cơ sở phát thải rất phức tạp, chủ tịch tỉnh/thành phố sẽ không dám làm việc này nếu không

Ảnh nh họa

Theo Dự thảo Nghị định Quy định một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường vừa được trình Chính phủ, khi ô nhiễm không khí được đánh giá là nghiêm trọng (chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) trên 301 đo được ở 2 địa phương giáp ranh trong 3 ngày liên tiếp), một số biện pháp khẩn cấp có thể được thực hiện như hạn chế, đình chỉ các cơ sở có nguồn thải lớn, phân luồng giao thông, điều chỉnh giờ làm việc của cơ quan, tổ chức, trường học.

Trao đổi với VOV Giao thông, TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, đây có thể coi là một bước tiến tại Việt Nam về vấn đề sức khỏe người dân gắn với môi trường không khí.

Một số đô thị khác trong khu vực tại Thái Lan, Hàn Quốc cũng đã có quy định chi tiết các bước cần thực hiện với cơ quan trung ương hoặc chính quyền địa phương khi ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, TS.Hoàng Dương Tùng bày tỏ một số băn khoăn. Đơn cử như việc quy định cứng chỉ số AQI, đây là một hướng dẫn kỹ thuật chứ không phải quy chuẩn thuộc văn bản pháp quy, cần nâng cấp từ Quy chuẩn lên Thông tư.

“Cách tính AQI dựa vào Quy chuẩn không khí xung quanh 2015. Tới đây Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ sửa lại quy chuẩn này. Như vậy, AQI cũng sẽ thay đổi, vậy Nghị định cũng sẽ phải thay đổi hay sao?”, TS. Hoàng Dương Tùng nói.

Ảnh nh hoạ: PLO

Bên cạnh đó, việc đình chỉ nhà máy, cơ sở sản xuất phát thải lớn cũng không đơn giản. Cơ sở để xác định mức phát thải cần chứng cứ xác đáng, phải chứng nh các đơn vị này gây ảnh hưởng rất đáng kể với chất lượng không khí xung quanh. Nếu không sẽ dẫn tới tranh cãi, thậm chí kiện tụng vì liên quan tới thiệt hại kinh tế.

Theo TS.Hoàng Dương Tùng, khi mạng lưới quan trắc, công cụ kiểm đếm phát thải chưa được củng cố, rất khó để một Chủ tịch tỉnh, thành phố nào đó ban bố tình trạng khẩn cấp và đình chỉ một cơ sở phát thải cụ thể:

“Các nước dựa trên cơ sở kiểm kê, kiểm soát các nguồn khí thải rất chặt chẽ. Họ biết được cụ thể đơn vị nào thải ra bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào. Mạng lưới quan trắc của chúng ta khá thừa thớt, nếu không làm chặt chẽ, cơ cơ sở khoa học thì sẽ dẫn tới việc đình chỉ cơ sở sản xuất không ảnh hưởng mấy, hoăc hạn chế khu".

TS. Hoàng Dương Tùng cũng góp ý: Việc đưa ra quy định mới cần đồng bộ với các chính sách khác, và quan trọng nhất là thực thi như thế nào. Nghị định mới về Luật Bảo vệ Môi trường cũng nhắc tới các quy định về vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố môi trường liên quan ô nhiễm không khí.

“Nghị định đã rõ ràng hơn, nhưng khi xảy ra sự cố môi trường cần nghiêm chỉnh chấp hành, có chế tài với các cấp chính quyền, cần có kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố, tập dượt, chỉ đạo thống nhất, ai phát ngôn, ai làm việc cụ thể gì. Nếu không sẽ chẳng ai thực thi và lại bị động khi xảy ra chuyện dù quy định đã có hết rồi”.

Ảnh nh hoạ: VTV

Được biết, Luật Bảo vệ Môi trường và các Nghị định hướng dẫn Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. Tại Việt Nam, ô nhiêm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM2,5, đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng với 4 nhóm nguyên nhân chính được chỉ ra, gồm: các hoạt động công nghiệp, xây dựng, giao thông và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Thời gian ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thường tập trung vào mùa đông, trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến thán 4 năm sau.

Tại nước ta có khoảng 50 nghìn người chết hàng năm có liên quan tới nguyên nhân ô nhiễm không khí. Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tương đương trên 4,4% GDP.

Theo ứng dụng VNAir của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cả nước hiện có 44 trạm quan trắc tự động AQI trong hệ thống dữ liệu của ứng dụng. Trong tương lai gần, các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM cũng có kế hoạch đầu tư lắp đặt thêm mạng lưới quan trắc tự động để giám sát chất lượng không khí./.