Nông dân miền Tây trúng đậm Artemia

Năm nay, tình hình xâm nhập mặn ít nhiều tác động đến đời sống – sản xuất chung của người dân, nhưng lại khá thuận lợi cho nuôi artemia của bà con nông dân miền Tây.

Nhiều mô hình nuôi artea của bà con ền Tây năm nay trúng mùa được giá. Artea là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống(Ảnh: baoquangnam)

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi artea dần được nhiều bà con tại ĐBSCL biết đến hơn khi giá trị kinh tế từ những mô hình này phát huy hiệu quả, cũng như nhu cầu về thức ăn cho tôm – cá bột tăng cao. Năm nay, tình hình xâm nhập mặn ít nhiều tác động đến đời sống – sản xuất chung của bà con ền Tây, nhưng lại khá thuận lợi cho nuôi artea của bà con

Nhiều mô hình nuôi artea của bà con ền Tây nằm ở những khu vực HTX muối – artea năm nay đang trúng mùa được giá.

 

"Còn nuôi hơn 2ha, nuôi hơn 20 năm rồi. Năm nay thời tiết ổn định, ai nuôi cũng trúng hết. Giá cũng ổn định, tới 1.150.0000 đồng/kg".

"Bước vào nuôi năm 1990, nay giá còn 900.000 đồng/kg, 1ha thu về được 100kg. Nhờ nuôi artea mà mua được nhà, xe cộ".

Đó là chia sẻ của một số bà con nuôi artea tại Sóc Trăng trong những ngày này. Những hộ mà chương trình có dịp trò chuyện, ít nhất thì cũng có thâm niên khoảng 20 năm, còn lâu hơn nữa thì đã ngót nghét 30 năm gắn bó với nghề nuôi artea. Theo chia sẻ của nhiều bà con, nuôi artea phải đảm bảo một số yếu tố như nguồn nước, độ mặn phù hợp,… thì artea mới đẻ trứng.

Năm nay, điều kiện thời tiết thuận lợi nên năng suất khá, còn về giá cả thì bà con an tâm với việc bao tiêu đầu ra. Mức giá đầu vụ đạt khoảng gần 1.200.000 đồng/kg, còn đến giữa vụ thì giảm xuống còn khoảng 900.000 đồng/kg, đảm bảo cho bà con có lời.

Với kinh nghiệm mấy chục năm qua, ông Lí Xía, ở xã Vĩnh Tân, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng đã cùng artea trải qua những giai đoạn giá cả trồi sụt, nhưng nhìn chung, ông đánh giá hiệu quả kinh tế là khá ổn. Năm nay, với nhiều điều kiện thuận lợi nên ông ưu tiên cho việc nuôi artea, để gia đình có thêm thu nhập:

 

"Đúng ra thì đầu vụ mình nuôi artea, tới tháng này thì mình quay về làm muối rồi. Nhưng năm nay giá artea ổn định, thời tiết thuận quá nên tháng này còn nuôi artea luôn".

Tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu,… bên cạnh những ruộng muối trắng là sinh kế từ bao đời nay của bà con vùng ven biển ĐBSCL, không ít hộ đã quyết định nuôi artea để cải thiện chất lượng đời sống. Nhiều mô hình HTX hiện nay có tên gắn liền giữa muối và artea.

Đơn cử như tại HTX muối – tôm - artea Vĩnh Tân, ở TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, hiện nay có khoảng 17ha diện tích được bà con sử dụng để nuôi artea. Ông Trương Ít Tá – Giám đốc HTX muối – tôm - artea Vĩnh Tân chia sẻ:

 

"Còn 52ha, muối thì 35 ha còn artea thì 17h. Đầu vụ thì tháng 12 mình làm, cỡ 1 tháng là có trứng, thu tới bây giờ thì 1ha cỡ 50 – 60 kg. Mình ở đây thì chỉ có vắt khô thôi, còn chỗ thu mua thì mới sấy trứng khô. Bán cho cơ sở chế biến, đặt trạm ở đây".

Cũng theo ông Tá, việc nuôi artea đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn so với nghề làm muối truyền thống của bà con, chi phí đầu tư cũng nhiều hơn, nhưng đổi lại là giá trị kinh tế cao hơn và có phần ổn định hơn nghề làm muối.

Riêng về phần kỹ thuật nuôi thì bà con ở HTX cũng được tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm. 

Artea là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống

Artea là một loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn cao, do có nhiều dinh dưỡng nên trứng artea được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.

Theo chia sẻ của bà con nuôi artea, những năm trước đây cũng có năm thời tiết không thuận lợi nên artea không cho trứng, hoặc sản lượng không cao. Đặc biệt, có năm do ảnh hưởng của bão nên bà con thất thu…

Tuy nhiên năm nay, niềm vui đã hiện lên trên gương mặt của nhiều bà con những vùng giáp biển, trước giờ được biết đến nhiều với nghề làm muối…

Và trước hiệu quả kinh tế mà artea mang lại, để giúp bà con thính giả hiểu hơn về công việc này, Mekong FM đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Hoàng Quốc – Chủ tịch HĐQT HTX Diêm nghiệp Huy Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. 

 

PV: Với tình hình nuôi artea ở HTX trong thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh tế từ loài giáp xác này?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: So với muối thì hơn muối, so với lợi nhuận làm muối thì artea trong trường hợp thời tiết thuận lợi, đạt khoản 2 lần so với muối. Vì thứ nhất, giá cả ổn định, ký hợp đồng, 1 kg trứng artea trung bình 1.100.000 đồng/kg. Trong quá trình sản xuất, bà con cũng yên tâm về vấn đề giá cả.

Thứ hai, kết nối vật tư con giống thì người ta cũng hỗ trợ cho mình, thêm nữa là phần kỹ thuật. Bà con yên tâm sản xuất hơn so với muối…

Artea thì phải đòi hỏi kỹ thuật, trong quy trình nuôi gần như khép kín, từ khâu thả giống, chăm sóc, thức ăn,… qua nhiều quy trình xử lý nước. Nuôi artea có nhiều công đoạn kỹ thuật hơn so với làm muối. 

PV: Vậy trong quá trình nuôi, dịch bệnh có thường xảy ra với artea không?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: Những năm trước, ký hợp đồng 3 năm thì được mùa 3 năm. Năm rồi do ảnh hưởng của thời tiết, như cơn bão số 1 hồi năm rồi, lúc đó mới thu hoạch thì bị mưa. Mưa thì độ mặn hạ xuống thấp, artea không đẻ trứng được. Thứ nhất là phụ thuộc thời tiết, thứ hai là phụ thuộc theo nước.

Ví dụ, độ mặn từ 7 – 8 phần ngàn thì artea đẻ trứng, còn độ mặn vượt lên 10 phần ngàn thì artea đẻ con chứ không đẻ trứng.

PV: Vậy với những hiệu quả kinh tế mà việc nuôi artea mang lại, về phía HTX có định hướng như thế nào cho các thành viên trong việc lựa chọn giữa muối và artea?

Ông Nguyễn Hoàng Quốc: Mình cũng tuyên truyền bà con, cấp trên cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo để bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi artea, cũng như nghề truyền thống là nghề làm muối.

Trong quan điểm của HTX với 31 hộ thành viên, nếu bà con có nhu cầu làm bên nào (artea hay muối) thì mình giải quyết cho thành viên đó, ví dụ muốn làm muối thì mình giải quyết cho làm muối, để bà con có tâm huyết với nghề truyền thống của mình.

Bà con nào muốn nuôi artea thì mình cũng sắp xếp cho bà con nuôi. Nói chung, quan điểm của thành viên thì cũng muốn giữ lại nghề truyền thống, vì làm ăn trước mắt thấy có hiệu quả nhưng lâu dài thì không biết ra sao, do cũng ảnh hưởng, phụ thuộc bởi thời tiết…  

PV: Xin cảm ơn ông!