Nỗi sợ hãi bầy đàn

Chỉ một cá nhân dương tính với COVID-19 đã khiến hàng ngàn, hàng vạn người phải lao đao, khốn khổ. Nếu trong đám người hành hương tới chùa Tam Chúc kia có một vài người, hay thậm chí chỉ 1 người được phát hiện nhiễm bệnh, thì chúng ta sẽ phải đối phó ra s

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
 Biển người chen lấn tại chùa Tam Chúc ngày 14/3. Ảnh: Kinh tế đô thị

Ngày còn ngồi trên giảng đường đại học, khi học đến môn Tôn giáo học, thầy tôi có trích một câu của Karl Max đại để là: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Và thầy cũng nói thêm rằng, xã hội ngày càng phát triển, con người càng cảm thấy sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên, của những điều con người vẫn chưa thể lý giải được.

Và do đó, nhiều người phải dựa vào niềm tin tâm linh, niềm tin tôn giáo để tìm đến sự an ủi cho tâm hồn.

Thế nên, cũng rất dễ hiểu khi mỗi mùa lễ hội, khắp các điểm thực hành tôn giáo, tín ngưỡng luôn thu hút hàng ngàn, hàng vạn người kéo về hành lễ.

Nhưng nhà Phật có câu: Phật tại Tâm! Không nhất thiết phải đến tận chùa mới thể hiện lòng thành, mới ra điều mình là Phật tử. Do vậy, cá nhân tôi đã thực sự choáng váng khi nhìn thấy hình ảnh hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy trong ngày vừa qua ở chùa Tam Chúc.

Chỉ một cá nhân dương tính với COVID-19 đã khiến hàng ngàn, hàng vạn người phải lao đao, khốn khổ. Nếu trong đám người hành hương tới chùa Tam Chúc kia có một vài người, hay thậm chí chỉ 1 người được phát hiện nhiễm bệnh, thì chúng ta sẽ phải đối phó ra sao?

Sẽ phải có bao nhiêu người, bao nhiêu lực lượng căng mình ra chống dịch?

Thiệt hại cho đất nước bao nhiêu tiền của?...

Đức thần phật đó là người nào?

Hay hầu hết chỉ đi lễ theo phong trào?

Theo trào lưu, theo số đông, theo nỗi sợ hãi bầy đàn với những việc làm trong quá khứ của mình, với tâm lý: Đi lễ để giải tội lỗi?

Thật nực cười khi trong xã hội vẫn có những kẻ nghĩ rằng, mang thật nhiều lễ vật, tiền tài, chăm chỉ đi lễ thì thần phật sẽ tha thứ cho tất cả những việc xấu xa mà họ đã và đang làm.

Hình ảnh tiền giắt giọt dầu kín tay thần Phật, la liệt khắp ban thờ, bát hương… những mâm lễ ngồn ngộn xôi thịt kèm những điều ước “cháy bỏng” là được giàu có, tiền tài đầy nhà, được che chở cho những việc làm ăn của những đệ tử con nhang khiến những người tâm thành đi lễ cảm thấy gai người.

Nếu có thể thì hãy ở nhà để giữ an toàn cho bản thân và xã hội. Không thần phật nào xóa bỏ được những tội lỗi mình đã phạm phải, và chẳng thánh thần nào có thể che chở, giúp ễn nhiễm với dịch bệnh được đâu…

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: