Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt tới người tiêu dùng

Để doanh nghiệp có thể thuận lợi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, kể cả những khu vực vùng sâu, vùng xa, thời gian qua, chính quyền các địa phương đã có nhiều hoạt động tích cực triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Sau hơn 10 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai, văn hoá tiêu dùng Việt đang dần thay đổi và niềm tin yêu của người dân đối với hàng Việt cũng được nâng lên và lan tỏa trên khắp mọi ền đất nước.

Người dân ngày càng tin dùng hàng Việt. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù dịch COVID-19 tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhưng trong lúc thế giới phải phong tỏa vì dịch bệnh, nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và bảo đảm cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng hóa để duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Để có được thành quả này, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân; phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt.

Ông Nguyễn Thái Dũng- Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG cho biết, hệ thống 50 các siêu thị Minimart thuộc BRGMart tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng… đã liên kết và kết nối đưa nhiều mặt hàng Việt Nam chất lượng cao vào hệ thống phân phối: “Chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với các nhà sản xuất Việt Nam để điều chỉnh lại quy cách sản phẩm, mẫu mã sản phẩm để phù hợp hơn với khách hàng Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã đưa được khá nhiều những sản phẩm đặc sản vùng ền của Việt Nam vào hệ thống của mình. Hiện  tại hàng Việt Nam tại hệ thống chiếm khoảng trên 80%, chúng tôi đã đưa được những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao vào hệ thống siêu thị của BRGMart”.

Cùng với đó, hệ thống phân phối hàng Việt từng bước được tạo lập ở các địa phương, bước đầu hình thành các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng và tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Đơn cử như tại tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có 23 điểm bán hàng Tự hào hàng Việt Nam. Việc nhân rộng các điểm bán hàng Việt đã góp phần đưa sản phẩm, hàng hóa Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Ông Nguyễn Văn Lĩnh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai, cho biết: “Từ khi triển khai các điểm Tự hào hàng Việt, Sở Công Thương có thêm các điểm thực hiện bình ổn giá vào các dịp Lễ, Tết hay các đợt dịch bệnh bùng phát, chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội vửa qua; qua đó người dân yên tâm với hệ thống phân phối, tin tưởng hơn với chất lượng hàng Việt”.

Điểm bán hàng với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam mới được khai trương tại xã Bàu Cạn (H.Long Thành). Ảnh: Báo Đồng Nai

Ngoài ra, các Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa trong nước được tổ chức đã tạo ra không gian giao lưu để các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nước, đặc biệt là các nông sản, đặc sản của các địa phương tại thị trường trong nước.

Bà Diêm Hồng Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Giang chia sẻ về những kết qủa đạt được trong thời gian vừa qua: “Với phương châm là đồng hành giữa chính quyền ,doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ban Chỉ đạo các cấp tỉnh đã tham mưu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và các chính sách thu hút doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 1533 dự án đầu tư, trong đó có 1138 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng gần 81.000 tỷ đồng. Chính quyền các cấp cũng đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao, khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng Việt”.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có nhiều chương trình tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm Việt để người tiêu dùng biết đến và tin cậy hàng Việt nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, phòng vệ thương mại, củng cố lực lượng quản lý thị trường để ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ hàng Việt cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.