Những dòng họ nổi tiếng làng Vẽ

VOVGT - Kẻ Vẽ - Đông Ngạc cho đến ngày nay vẫn là vùng đất khoa bảng nổi tiếng, không chỉ có nhiều người học cao mà còn giữ những chức vụ quan trọng

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Nhà thờ họ Phan có niên đại cổ nhất ở Kẻ Vẽ. Ảnh: Thu Hường.

Dù có người bảo rằng, làng Vẽ phát đường khoa bảng là do thế đất nhưng trên thực tế, truyền thống hiếu học nổi tiếng nơi đây được duy trì chính là nhờ truyền thống giáo dục trong gia đình, dòng họ luôn được coi trọng.

Làng Vẽ có rất nhiều họ, người ta xếp theo thứ tự các họ sống ở làng Vẽ lâu nhất và cũng là họ có nhiều người đỗ đạt nhất là: Họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng.

 

Sau dòng họ Phan với người khai khoa là Phan Phu Tiên là dòng họ Phạm với rất nhiều người đỗ đạt cao qua các đời, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

 

Truyền thống khoa bảng, văn hiến của những người họ Phạm vẫn được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Những câu chuyện như cụ Bảng nhãn Phạm Quang Trạch ham học tới mức đêm mùa đông, lúc ngồi học, cụ lấy khăn vải tẩm nước đặt lên đùi, để không thể ngủ gật, đã được các thế hệ người làng truyền kể cho con cháu. Không những thế, sự học ở Đông Ngạc luôn đi cùng với rèn giũa đạo đức làm người.

Ông Phạm Quang Đại và ông Phạm Quang Bảo, một trong những người con của dòng họ Phạm luôn tự hào khi nói về truyền thống của dòng họ mình:

 

Bên trong gian nhà thờ cổ họ Đỗ. Ảnh: Mai Lân

Tiếp tục điểm những con người, dòng họ làm nên truyền thống văn hiến của đất Kẻ Vẽ, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

 

Dòng họ thứ 3 cũng có nhiều người đỗ đạt rất to, đó là Đỗ Thế Giai. Tuy nhiên, vì lịch sử cứ nhìn nhận ông giúp đỡ nhiều cho chúa Trịnh Doanh cho nên cho rằng ông là người đi ngược lại tinh thần dân tộc; nhưng thật ra thì Ông Đỗ Thế Giai làm được rất nhiều việc, trong đó có chuyện giúp nhà Trịnh quản lý hành chính, hạn chế tham nhũng… Ông cũng làm đươc rất nhiều việc, nhưng với góc nhìn lịch sử ngày hôm nay đối với Đỗ Thế Giai thì người ta thấy ông hoàn toàn là 1 ông quan có tiếng và cũng có công, góp với dân với nước chứ ko phải chỉ là 1 người theo như ng xưa phán xét là ngườ có tội.

Người Đông Ngạc coi trọng học vấn, và ý thức trong việc chăm lo học hành trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ chính là nền móng vững chãi, hình thành nên diện mạo văn hóa, văn hiến của đất Kẻ Vẽ.

 

Bất cứ ai đến thăm Kẻ Vẽ - làng Đông Ngạc hôm nay đều cảm nhận được không gian văn hiến và truyền thống hiếu học được thể hiện rõ từ phong cách đi đứng, lời ăn tiếng nói của người làng Vẽ, cho đến những cổng làng và những nhà thờ cổ của các dòng họ.

Nhưng trước tác động của thời gian, của đời sống kinh tế xã hội, cuộc sống và những truyền thống của người dân làng Vẽ cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Ông Đỗ Hiến chia sẻ những tâm huyết của mình về nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi của dòng họ Đỗ:

 

Dòng họ tôi có nhà thờ hiện cũng lâu đời và dc bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc cảnh quan, về ko gian, tức là gần như nguyên vẹn ở làng Vẽ này, đây là 1 trong số ít không những ở làng Vẽ mà còn ở HN nữa.

Nhà thờ này dc xây dựng năm Cảnh Chân thứ 32, thờ chính là cụ tổ đời thứ 7 dòng họ Đỗ, đương thời đánh giá cụ là có công lao với triều đình nên cụ là người duy nhất thời Lê được phong vương lúc sống và khi mất được phong Thượng đẳng quốc thần, không chỉ con cháu được thờ mà địa phương cũng thờ như thành hoàng làng.

Nói chung bây giờ cái khó khăn của dòng họ tôi và 1 số dòng họ khác là các cụ quy định ngày lễ tiết là vào ngày thường thì cũng rất khó nghỉ nên cũng khó thực hiện nguyên nếp nguyên gốc như ngày xưa, con cháu tề tựu đông đủ là cũng rất khó. Còn về địa phương, nthì cũng chưa thực sự quan tâm, trước mắt chúng tôi muốn chính quyền các cấp quan tâm bảo vệ phần đất của nhà thờ họ Đỗ đã được pháp luật phán xét rồi. Sở Văn hóa đã đề nghị xếp hạng di tích lịch sử nhưng một số người trong dòng họ chưa đồng ý nên cũng chưa xếp hạng được, cho nên nhà nước cũng chưa có điều kiện giúp đỡ về kinh phí nên chúng tôi cũng tương đối khó khăn.

Không gian ở đây nơi đâu như cũng hoài cổ hơn vùng khác. Ảnh: Mai Lân

Với những người con luôn dành tâm huyết cho quê hương như ở làng Đông Ngạc thì những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn, gìn giữ di tích nhà thờ cổ của dòng họ cùng những di vật và truyền thống tốt đẹp của dòng họ luôn mang nhiều nỗi trăn trở. Ông Lê Văn Đôn, trưởng BQL di tích đình Đông Ngạc chia sẻ:

 

Chúng tôi năm nay cũng 80 tuổi rồi cũng thấy lăn tăn, như các nhà thờ của các dòng họ như nhà thờ dòng họ Đỗ chẳng hạn, nó cổ kính hàng 300-400 năm nay rồi nhưng bây giờ xuống cấp quá, mà tiền thì không có mà chữa, mà chữa bây giờ có ít đâu, mà chữa thì hoàn toàn phải bỏ đi hết. Nhiều nhà bản thân chúng tôi thấy cũng rất tiếc vì nó hỏng đến nơi rồi.

Nói đúng thì chúng ta có lỗi với con cháu chúng ta sau này, đáng lẽ phải khôi phục lại cho con cháu sau này biết. Ví dụ như nhà thờ họ Đỗ hiện nay còn 1 cái kiệu trước đây ông Đỗ Thế Giai ngồi trên đó đi đấy, cái kiệu đó chỉ 1 thời gian nữa thôi là hỏng, anh không sửa chữa, bảo quản thì dứt khoát là nó hỏng thôi. Bản thân mình còn không nhìn thấy thì các con các cháu mình không bao giờ còn được nhìn thấy nó nữa.

Cứ nói thì dễ chứ thực tế phải bỏ tiền ra thì mới thấy khó.