Người về quê ăn Tết bị cách ly: Có quyền khiếu nại, tố cáo?

Một số địa phương phía Bắc vẫn đang làm rất cứng nhắc, tự cho mình quyền áp dụng biện pháp cao hơn hướng dẫn chung, viện dẫn rằng "được sự đồng thuận của người dân". Trong khi chính quyền cấp trên lại khẳng định vô can vì “không chỉ đạo, hướng dẫn chính q

Vậy vai trò quản lý và trách nhiệm của chính quyền các cấp ở đâu, và cần xử lý như thế nào? Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. Lưu Bình Nhưỡng - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội. 

 
Ảnh nh họa

PV: Thưa ông, trước tình trạng vẫn còn một số địa phương thực hiện các biện pháp cách ly người dân trở về quê dịp Tết, mới đây là vụ việc dựng lều lán để cách ly và trước đó là vụ khóa trái cửa nhà dân. Trong khi đó chính quyền cấp trên lại khẳng định vô can. Vậy trách nhiệm của chính quyền các cấp trong sự việc này như thế nào? 

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trường hợp này có dấu hiệu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như xâm phạm vào quyền con người.

Nếu cấp dưới làm mà cấp trên không biết điều đó có nghĩa là công tác thông tin, chỉ đạo nắm tình hình không có, công tác quản lý không hiệu quả hoặc có thể biết mà nói không biết tôi cho là có dấu hiệu nói dối, báo cáo sai sự thật, chối trách nhiệm.

Điều này không phù hợp với tinh thần quản lý theo công nghệ 4.0, không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ theo chỉ đạo của trung ương và đây là biểu hiện chống lại chỉ đạo của cấp trên, làm trái với tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình hiện nay.

Để hạn chế lây nhiễm chúng ta phải có những biện pháp xét nghiệm, phát hiện và kịp thời có biện pháp giúp người dân chữa trị chứ chúng ta không thể dùng biện pháp kỹ thuật.

PV: Việc các địa phương thực hiện các quy định khác với quy định hiện hành cần phải xử lý như thế nào ?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Theo tôi chúng ta phải tiến hành một cuộc thanh tra, rà soát và người dân hoàn toàn có quyền tố cáo, khiếu nại các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Từ đó cơ quan cấp trên có thẩm quyền, Chính phủ xem xét xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật đó một cách nghiêm túc. Giả sử địa phương có đặc điểm riêng, có những vấn đề nảy sinh, theo quy định của Nghị quyết 128 thì phải báo cáo lên Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng và Chính phủ xem xét quyết định áp dụng các biện pháp khác.

Không được quyền nghĩ ra các biện pháp trái với các biện pháp Trung ương đã quy định.

PV: Xin cảm ơn ông!