Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Cần những chế tài nghiêm khắc

Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, việc quảng cáo của nghệ sĩ hay người nổi tiếng đã không còn giới hạn trên báo chí, truyền hình mà trên các nền tảng như Facebook, TikTok hay YouTube cũng đang ngày càng phổ biến.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Tuy nhiên, do hình thức quảng cáo này rất khó kiểm soát, cùng với việc gần đây, hàng loạt nghệ sĩ cũng đã bị dư luận phanh phui việc quảng cáo tiền ảo hay thực phẩm chức năng kém chất lượng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã ban hành Công văn 1854/BVHTTDL, về việc tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, qua đó yêu cầu  chấn chỉnh hiện tượng tiêu cực nêu trên.

Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông với cuộc trao đổi với thạc sĩ Đinh Hồng Anh - Giảng viên Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thạc sĩ Đinh Hồng Anh Giảng viên Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

PV: Với việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phải ban hành công văn yêu cầu chấn chỉnh tình trạng nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, điều này liệu có phải thể hiện cho việc hiện nay, nghệ sĩ lợi dụng mạng xã hội và sức ảnh hưởng của ̀nh đã mang lại nhiều tác động tiêu cực đến công chúng?

Thạc sĩ Đinh Hồng Anh: Theo tôi đúng là như vậy.

Cụ thể thì một số nghệ sĩ, diễn viên, người nổi tiếng gần đây đã tham gia hoạt động quảng cáo có nội dung không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Họ còn sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin chưa xác thực, thiếu kiểm chứng hay là xúc phạm cá nhân. Mỗi nghệ sĩ và người nổi tiếng thì đều thu hút số lượng đông đảo người theo dõi và yêu thích cả ngoài đời thực, lẫn trên mạng xã hội.

Những thông tin mà họ chia sẻ thì đều có sức lan tỏa, cũng như là ảnh hưởng rất lớn từ công chúng. Tôi nghĩ rằng, từng phát ngôn của họ đều có tác dụng định hướng dư luận xã hội và phong cách sống.

Cách ứng xử của những đối tượng này có thể khiến công chúng theo dõi và học tập theo. Theo tôi, sự việc một số nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu lợi dụng sự nổi tiếng, lòng tin và sự hâm mộ của công chúng để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm trên mạng xã hội, lừa dối người tiêu dùng thời gian gần đây là việc làm sai trái với đạo đức và vi phạm pháp luật.

Nó có thể tác động xấu đến sức khỏe, tính mạng hay là gây thiệt hại về kinh tế cho công chúng, những người đã tin tưởng vào họ hay thực tế là nó còn gây ảnh hưởng đến uy tín của chính những người nghệ sĩ nữa. 

Ảnh nh họa

PV: Bà đánh giá như thế nào về các biện pháp được đề cập trong công văn, liệu nó có khả thi trong việc chấn chỉnh tình trạng trên không ?

Thạc sĩ Đinh Hồng Anh: Các biện pháp được đề cập trong công văn cũng đã khá chi tiết và đầy đủ.

Tuy nhiên, để các biện pháp có tính khả thi hơn thì các cơ quan chức năng cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, tức thời để làm gương và mang tính răn đe cho các nghệ sĩ.

PV: Vậy để có thể tránh những tác động không tốt từ việc nghệ sĩ sử dụng mạng xã hội để quảng cáo hay truyền tải thông tin không đúng sự thật, theo bà cơ quan quản lý và công chúng cần có thái độ ứng xử như thế nào?

Thạc sĩ Đinh Hồng Anh: Cần có sự lên tiếng mạnh mẽ từ công chúng, từ dư luận xã hội để bản thân các nghệ sĩ, người nổi tiếng sẽ nhận ra rằng mình sai và tự điều chỉnh hành vi cũng như phát ngôn của mình.

Công chúng và fan hâm mộ thì cần tỉnh táo và nói không, thậm chí tẩy chay ngay thần tượng của mình nếu họ đang những thông tin không phù hợp với những chuẩn mực của xã hội.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần có những chế tài và hình thức xử phạt nghiêm khắc theo pháp luật để làm gương cho những nghệ sĩ và những người nổi tiếng khác.