Ngăn chặn tình trạng mỗi địa phương chống dịch một kiểu

Quy định linh hoạt nhưng các địa phương không được áp dụng cao hơn gây ảnh hưởng tới mục tiêu kép, ảnh hưởng đến đi lại của người dân. Nếu áp dụng cao hơn, thái quá… thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo Bộ Y tế.

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về ý nghĩa của quy định trong Nghị quyết 128 vừa được ban hành:

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Thưa ông, hướng dẫn mới này có ý nghĩa như thế nào với việc thống nhất các biện pháp chống dịch trên cả nước? 

PGS.TS Trần Đắc Phu: Thứ nhất Nghị quyết đáp ứng với thực tế hiện nay trên quan điểm chấp nhận không Zero COVID nhưng vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả như mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra, thực hiện mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết 

Các giải pháp phòng chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện đất nước, đảm bảo người dân đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch bệnh, tiếp cận với dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất ngay từ cơ sở nhưng không gây ách tắc cho lưu thông sản xuất  

Thứ hai đánh giá nguy cơ dựa trên những quy định mới, cụ thể hiện nay đánh gia nguy cơ không chỉ dựa trên số ca mới nữa mà dựa vào các chỉ số như tỷ lệ tiêm chủng, khả năng đáp ứng của việc điều trị, đủ giường bệnh cho nhập viện với nguồn lực cần có cho các tuyến, với mô hình tháp 3 tầng.

Ví dụ như tuyến xã, vấn đề cung cấp các vấn đề ô xy, thuốc thiết yếu như thế nào, vấn đề tuyến tỉnh, thành phố điều trị ICU ra làm sao, để làm sao bệnh nhân được can thiệp y tế kịp thời giảm mắc nặng và giảm tử vong 

Thứ 3, trên cơ sở đánh giá nguy cơ sẽ có đáp ứng hợp lý nhất để làm sao vừa phòng chống dịch bệnh, vừa triển khai các hoạt động làm ăn kinh tế đảm bảo đời sống bệnh nhân, đặc biệt tránh các hiện tượng mỗi nơi làm một kiểu, gây ách tắc đi lại. VD như dịch bệnh chỉ có trong vài thôn xóm, ngõ phố của phường nhưng lại phong tỏa cả phường, cả huyện

Tôi cho rằng đánh giá nguy cơ sai không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép của địa phương đó mà còn ảnh hưởng đến các địa  khác 

Đây là một văn bản mới, bên cạnh Nghị quyết, Chính phủ đã giao cho các Bộ ngành hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, chuyên ngành, sẽ có  đầy đủ về đánh giá cụ thể về nguy cơ đến triển khai các hoạt động theo tình hình mới bao gồm đủ tính pháp lý và tính thực tiễn để các địa phương thực hiện không phải theo các Chỉ thị 15, 16,19 trước đây và việc này sẽ được thống nhất trên toàn quốc và đáp ứng với tình hình mới.

PV: Theo ông, cần làm thế nào để đảm bảo tổ chức triển khai thống nhất, tránh các cách vận dụng khác nhau? 

PGS.TS Trần Đắc Phu: Sau khi ban hành Nghị quyết này, Thủ tướng cũng giao cho các bộ ngành, đặc biệt giao cho Bộ y tế hướng dẫn đánh giá nguy cơ, Bộ chuyên ngành hướng dẫn chuyên ngành.

Tôi nghĩ đã rất cụ thể và đảm bảo rõ ràng về tính pháp lý, lẫn tính thực tiễn, các địa phương dễ triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát.

Quy định này áp dụng linh hoạt nhưng các địa phương không được áp dụng cao hơn gây ảnh hưởng tới mục tiêu kép, ảnh hưởng đến đi lại của người dân và chúng tôi cũng nghĩ rằng, chúng ta cần thực hiện, nếu áp dụng cao hơn, thái quá… thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo Bộ y tế.

Tôi cho rằng có văn bản thống nhất Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành các địa phương có thể thực hiện được và sẽ phải thực hiện cho đúng.

PV: Xin cảm ơn ông!