Ngắm pháo hoa ở Hồ Gươm trong đêm Giao thừa

VOVGT- Ngắm pháo hoa ở Hồ Gươm trở thành thói quen của nhiều người Hà Nội trong thời khắc bước sang năm mới…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Hồ Gươm luôn là địa điểm mà mọi người muốn đến để xem pháo hoa vào dịp Tết (Ảnh: Thanh niên)

Chúng ta đã thực sự bước sang một năm mới và đang tận hưởng bầu không khí rộn ràng này bên những người thân yêu một cách có ý nghĩa. Cùng chào đón năm mới ở một nơi trung tâm của thủ đô như Hồ Gươm thì ai cũng biết là sẽ vô cùng đông đúc, nhưng hẳn là ai cũng muốn được hòa mình vào bầu không khí rộn ràng ở nơi đây bởi không chỉ khí thiêng hội tụ nơi linh thiêng này, mà còn bởi những hoạt động chào đón năm mới thường niên nơi đây đã trở thành một thói quen, một phong tục, một phần không thể thiếu được của người Hà Nội.

Hoạt động thường niên bắn pháo hoa giao thừa ở Hồ Gươm có từ bao giờ? Hoạt động này được duy trì ra sao? Chúng ta sẽ cùng điểm lại qua phần giới thiệu của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – báo Hà Nội Mới:

 

Có lẽ cái hanh khô, se lạnh, cái rét ngọt len trong từng ngõ ngách của phố phường Hà Nội đã làm cho không khí buổi giao thừa trở nên thiêng liêng và ấm cúng đến lạ kỳ. Dường như cả Hà Nội đổ xuống đường đón chào năm mới. Lòng đường chợt biến thành đường một chiều đổ ra phía Hồ Gươm khiến cho những ai đi chiều ngược lại chỉ biết len lỏi một cách hết sức vất vả. Có một điều lạ đó là dù tắc đường nhưng hầu như chẳng ai vội vã, chẳng ai tìm con đường khác để đi mà vẫn nối đuôi nhau lặng lẽ chờ đợi khiến cho con đường đã tắc lại càng tắc hơn. Hình như sau một năm làm việc, học tập vất vả, mọi người ai cũng muốn được cảm nhận cái không khí đông cứng, đặc quánh của sự sốt ruột chờ đợi trong cảnh tắc đường tối 30 Tết.

Nhà giáo Nguyễn Tiến Hà nhớ lại:

 

Sức ấm từ con người, từ chiều sâu lịch sử-văn hóa, từ không khí hòa nhập cộng đồng được tỏa lan và trào lên sức xuân một năm mới... Cả biển người xung quanh hồ Gươm, mỗi người một cung bậc tình cảm, đều phấn chấn ngẩng cao đầu chiêm ngưỡng bầu trời hồ Gươm lung linh, diệu huyền bởi những chùm pháo hoa rực rỡ nở bung,lan tỏa trong không gian mênh mông đầy sống động. Ký ức về đêm pháo hoa hàng năm vẫn còn nguyên vẹn trong tâm khảm của những người con Hà Nội xưa, trong số này có nhiếp ảnh gia Bùi Đăng Thanh.

Ông Thanh nói:

 

Giao thừa qua đi và năm mới, mùa xuân mới lại đến. Cái lạnh rơi rớt, dù có đôi chút tê tái vẫn không ngăn được sức xuân, sức sống và niềm hy vọng của lòng người. Cũng như bao biến động của thời thế, bao xoay vần của cuộc sống vẫn không làm tan biến những hằng số giá trị văn hóa, những hằng số giá trị người thiêng liêng trong phút giao thừa ngày tết.

Đã có thời đường phố Hà Nội râm ran tiếng pháo vào đêm giao thừa và sáng hôm sau, những đứa trẻ lại có dịp nghịch ngợm xác pháo bên thềm và chun mũi hít hà cái mùi khen khét đã đi vào trong thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến một cách tự nhiên:

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

>>> Đón giao thừa ở Hồ Gươm

Thậm chí, nhiều người đã bỏ ra vài trăm đến 1 triệu đồng để "mua" một chỗ xem pháo hoa đẹp ở Hồ Gươm (Ảnh: Davisphanh)

Đó là thời kỳ mà Tết thực sự mang ý nghĩa trọn vẹn của nó với những hình ảnh, mùi vị khó quên để khi nghĩ tới, ai từng được sống qua giai đoạn ấy cũng đều cảm thấy nao lòng. Pháo dây bị cấm từ năm 1995 nên hơn hai mươi năm qua, giao thừa trở nên “lặng lẽ” hơn . Thay vào đó là pháo hoa bắn tại một số điểm nhất định trong thành phố, và cũng tùy từng năm, ở Hồ Gươm có thể có chương trình bắn pháo hoa hoặc không. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cũng chia sẻ những cảm giác hụt hẫng và suy nghĩ riêng của mình khi vắng đi hình ảnh của những chùm pháo hoa rực sáng trên bầu trời và làn nước Hồ Gươm đêm giao thừa:

 

Nhắc tới Tết ngày xưa, hẳn ai cũng nghĩ ngay tới từ khóa là “Pháo”. Pháo ngày xưa không phải là pháo hoa rực rỡ bắn vào đêm giao thừa như bây giờ mà là pháo dây với tiếng nổ “đùng”, “đoàng” rất vui tai mà nhiều người vẫn ví von là “nổ to như pháo rang”. Vào thời khắc chuyển giao, nhà nhà lại châm pháo và tạo nên những tiếng nổ rộn ràng, khói mịt mù len lỏi khắp mọi nẻo đường, xác pháo màu hồng hồng tím tím bên thềm nhà.

Nhìn thấy pháo sáng, nghe pháo nổ giòn giã thậm chí đinh tai mà mỗi người không khỏi suy ngẫm đôi điều trong phút giao thừa xúc động, thiêng liêng. Tất cả như lặng đi để sẵn sàng cởi bỏ lớp vỏ xù xì, cũ kỹ, những phiền muộn, âu lo, những mất mát cho một mùa xuân tràn đầy bao dung và hy vọng.

Thậm chí, với những người đã từng có quá nhiều kỷ niệm và cảm xúc với tiếng pháo ngày xưa như nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến thì không thể kìm nén được những lời cảm thán chân thành nhất mỗi khi nhớ về bầu ko khí tết đặc biệt ấy:

 

Bởi thực tế, rõ ràng có rất nhiều điểm ở Hà Nội được chọn để bắn pháo hoa vào dịp Tết nhưng khu vực Hồ Gươm vẫn luôn là địa điểm đặc biệt mà ai cũng muốn đến. Sự phân định của thiên nhiên, địa lý cho ền Bắc cái rét về mùa đông với những cánh đào thắm; cái nắng nồng ở ền Nam với mai vàng khoe sắc.

Giao thừa ở Hà Nội, giao thừa ở hồ Gươm mang một sắc thái, phong vị đặc biệt không giống bất cứ nơi đâu, đặc biệt là cảm giác hồi hộp chờ đợi pháo hoa đêm giao thừa.

>>> Hồ Gươm – Điểm đến của các Nguyên thủ Quốc gia