Nên bãi bỏ giấy thông hành xét nghiệm, vì không hiệu quả

Sau một thời gian áp dụng kết quả xét nghiệm như một phần “giấy thông hành” để vào các địa phương, một số ý kiến cho rằng cần đánh giá cách làm này để tránh gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho xã hội.

Về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh: Thanh Niên

PV: Hầu hết các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội hiện đều yêu cầu người đi đường nếu muốn vào địa bàn cần có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Theo PGS, cách làm này có hiệu quả trên thực tế?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Chả có hiệu quả gì cả. Nó chỉ có hiệu quả khi xét nghiệm tại chỗ, nếu đứng tại chốt làm. Giấy xét nghiệm chỉ xác định anh không dương tính tại thời điểm làm xét nghiệm thôi. Còn nếu có giấy xét nghiệm 2 hoặc 3 ngày chả có tác dụng gì cả.

Theo tôi, vào bệnh viện thì nên xét nghiệm, còn đi lại trong vòng bao nhiêu tiếng đồng hồ thì chẳng hạn sau 2 ngày xét nghiệm họ nhiễm, chưa đến 72 giờ lại nhiễm cho người khác, thì họ vẫn qua được chốt.

Lúc ấy, có khi thoải mái, chủ quan không thực hiện nghiêm 5K, người lái xe có giấy chứng nhận sau đó đi tùm lum ai mà biết được, lây lan cho cộng đồng. Bằng chứng là các tỉnh ền Tây vẫn đang lây lan tùm lum.

PV: Có cần thiết duy trì giấy thông hành xét nghiệm?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Theo tôi nên loại bỏ. Chủ yếu là yêu cầu tất cả mọi người thực hiện 5K.

Bởi vì cái này chỉ có lây nhiễm gần thôi, đứng gần dưới 2m, không đeo khẩu trang.

Nếu thực hiện dự phòng tốt thì sẽ không lây. Trường hợp nếu có giấy chứng nhận đã tiêm vaccine thì là tốt nhất.

PV: Xin cảm ơn PGS.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast: