Miếng sĩ diện

Mọi người vội vã đứng lên và để lại vô số thực phẩm ngổn ngang, một bạn trẻ xin hộp giấy để đựng đồ ăn thừa mang về. Vài người ngạc nhiên. Nhiều người dò xét. Số còn lại ái ngại. Lý do là gì?

Ảnh nh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Sau một bữa tiệc liên hoan, khi tất cả mọi người đều vội vã đứng lên và để lại vô số thực phẩm ngổn ngang, một bạn trẻ xin hộp giấy để đựng đồ ăn thừa mang về. Vài người ngạc nhiên. Nhiều người dò xét. Số còn lại ái ngại. Lý do là gì? Họ sợ xấu hổ. Sợ bị người khác nghĩ mình quá tiết kiệm hay tham ăn, bởi ếng ăn là “ếng sĩ diện”?

Có dịp được ăn một bữa ăn cùng gia đình người Nhật, mới cảm nhận được, họ khoa học và tôn trọng đồ ăn đến mức nào. Và mặc dù người Nhật rất hiếu khách, nhưng họ cũng chỉ đãi khách với lượng thức ăn đa dạng vừa đủ. 

Còn với đại đa số người Việt, dù trong không gian ở nhà hay hàng quán, chúng ta thường chuẩn bị hoặc gọi đồ ăn “thừa còn hơn thiếu”. Bởi từ quan niệm rằng, đó mới thực sự là hiếu khách. Hay đám giỗ, lễ Tết phải “mâm cao cỗ đầy”. Sau khi ăn phải giữ kẽ bằng cách chừa lại một chút cho lịch sự. Trong gia đình, tủ lạnh chất đầy, đến mức con trẻ còn tưởng “thức ăn được chui ra từ tủ lạnh”.

Ở góc độ văn hóa, một lý giải được coi là hợp lý cho “ếng sĩ diện” đó là hành động nhường nhịn, thể hiện sự nhân văn trong cách ứng xử của người Việt. Nhưng thói quen này cần phải thay đổi trong xã hội hiện đại. Bởi vì vô tình hay cố ý, “ếng sĩ diện” đã biến chúng ta thành những người “có tội” với môi trường và thiếu trách nhiệm với cộng đồng. 

Những đồ ăn thừa đóng góp cho nơi bạn ở, không gian bạn sống nhiều ki-lô-gam rác mỗi ngày, hàng triệu tấn rác thực phẩm mỗi năm, trong khi “cứ 5 giây lại có một đứa trẻ chết đói trong một thế giới giàu có hơn”. 

Trên thế giới, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp và đe dọa đến an ninh lương thực. Còn ở Việt Nam, chắc hẳn chúng ta còn chưa quên câu chuyện “hỗn loạn” tích trữ lương thực trong đêm khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Mưa lũ nghiêm trọng tại các tỉnh ền Trung, hạn hán tại Đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói. 

Nhiều nước trên thế giới đã đề ra các đạo luật chống lãng phí thức ăn bằng cam kết quyên góp thực phẩm thừa cho các tổ chức từ thiện, hay phát động chiến dịch kêu gọi người dân đặt món ít hơn khi ra nhà hàng. 

Trước khi bỏ lại “ếng sĩ diện”, hãy nghĩ đến hơn 800 triệu người trên thế giới hàng đêm đang phải đi ngủ vì cái bụng đói….

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 10/11 tại đây: