Lời hứa giải ngân của Bộ trưởng GTVT

Bộ GTVT có tỷ lệ giải ngân thấp, trong khi còn chưa đầy 2 tháng nữa. Tiến độ giải ngân của Bộ này như thế nào để đạt cam kết của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trước Quốc hội sẽ giải ngân đạt 95% trong năm nay?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Theo báo cáo của ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ GTVT, vào tháng 8/2018, Bộ GTVT trình nhu cầu kế hoạch vốn năm 2019 với tổng số là hơn 44.690 tỷ đồng.

Nhưng sau đó, tới tháng 11/2018, sau khi Bộ KHĐT thông báo dự kiến phân bổ hơn 41.170 tỷ đồng, thì kế hoạch đề nghị năm 2019 “gút” lại còn hơn 28.900 tỷ đồng.

Vậy tới nay, kết quả giải ngân đạt tỷ lệ như thế nào?

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, mới đạt 36% là tỷ lệ thấp. Vậy cách nào để đảm bảo lời hứa của Bộ trưởng trước Quốc hội, rằng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT sẽ đạt tỷ lệ 95%.

Bộ trưởng giao thông vận tải nêu lại con số và yêu cầu tập trung thực hiện song song 2 nhiệm vụ để Bộ này có thể hoàn thành nhiệm vụ như lời hứa của Bộ trưởng phải đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng: Chúng ta giải ngân được gần 10 nghìn tỷ/tổng số 26 nghìn tỷ, còn lại 16 nghìn tỷ trong kế hoạch giải ngân. Khi xây dựng kế hoạch ngay năm nay, Bộ đã truyền đạt thông điệp:giải ngân đảm bảo tiến độ và chất lượng giải ngân đảm bảo.

Như vậy, từ nay đến cuối năm các đơn vị của Bộ phải hoàn thành giải ngân một khối lượng rất lớn. Nhất là những dự án đang triển khai, thì việc hoàn thành công tác giải ngân hoàn toàn là do những người “trong cuộc”.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, nhất là giám đốc các Ban quản lý dự án, là tập trung đôn đốc, “lăn xả” để đảm bảo tiến độ giải ngân. Năm nay sẽ không có ngoại lệ đối với các ban không hoàn thành nhiệm vụ.

Các ban quản lý dự án như: Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, Ban quản quản lý dự án Thăng Long đều đưa ra cam kết đảm bảo tiến độ giải ngân.

Ông Dương Viết Roãn, giám đốc Ban QLDA Thăng Long nêu rõ các bước giải ngân vốn tại các tỉnh và đưa ra cam kết giải ngân xong hơn 1.800 tỷ đồng được giao từ nay đến cuối năm: Trong phần giải ngân tại các địa phương thì còn một số khó khăn. Ví dụ tại Phan Thiết bố trí 530 tỷ giải ngân hết. Đồng Nai bố trí 450 tỷ hiện tại cũng cam kết giải ngân hết. Tuy nhiên Đồng Nai cũng như Ninh Bình còn một số vướng mắc cần có áp dụng tháo gỡ. Chúng tôi tính 2 phương án: Phương án thứ nhất là điều bớt vốn từ Đồng Nai ra Bình Thuận; Thứ hai là áp dụng thông tư 52 của Bộ Tài chính theo tài khoản tạm ứng và sẽ giải quyết theo hướng này.

Khẳng định quyết tâm của toàn ngành, Bộ trưởng Bộ GTVT đưa ra các yêu cầu với cam kết nêu rõ: Nếu đơn vị nào giải ngân dưới mức bình quân chung của cả nươc sẽ đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ với tập thể lãnh đạo; Nếu đạt 95% sẽ đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ; trên 95% sẽ là hoành thành tốt và 100% là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Như vậy, cùng đưa ra các cam kết, theo dõi và đôn đốc, lãnh đạo ngành GTVT từ Bộ trưởng tới các cá nhân, tập thể đứng đầu các đơn vị tự đặt ra các cam kết với chính mình.

Khi đó, đòi hỏi sự nỗ lực và tập trung cao độ của các Ban quản lý dự án, các Tổng công ty, doanh nghiệp đơn vị của Bộ GTVT trong việc hoàn thành mục tiêu giải ngân trong chưa đầy 2 tháng nữa phải hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công./.