Liệu có cần gia hạn Thông tư 02 để hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp?

Tình hình nợ xấu của các ngân hàng là đáng lo khi Thông tư 02/2023 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2024 có thể khiến nợ xấu tăng cao hơn hiện tại.

Tin trong nước và thế giới

# Trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu về Việt Nam mới công bố, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2024.

Trong đó, Standard Chartered cho rằng, GDP sẽ đạt 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm. 

Ảnh nh họa: diendandoanhnghiep.vn

# Một số liệu tăng trưởng tích cực khác là số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt của VN:

Cụ thể, NHNN cho biết, toàn hệ thống hiện có 180 triệu tài khoản thanh toán cá nhân đang hoạt động; hơn 77,41% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản thanh toán.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng cao, bao phủ tới các khu vực nông thôn, biên giới, hải đảo. 

# Nhưng với lĩnh vực BĐS, “tăng giá” lại đang là lo ngại của nhiều người mua nhà. Bởi dữ liệu từ Savills cho thấy, hiện tại giá bán căn hộ sơ cấp trung bình đạt 54 triệu đồng/m2, tăng 2% theo quý và 13% theo năm. Mức giá này đã tăng trong 19 quý liên tiếp và cao hơn 77% so với quý I/2019. 

Còn Dat Xanh Services dự báo, năm 2024 hứa hẹn nhiều cơ hội hơn với phân khúc nhà ở dưới 2,5 tỉ đồng/căn nhờ chi phí đầu tư thấp, tốc độ triển khai nhanh và đa dạng đối tượng tiếp cận. 

# Cập nhật biến từ thị trường vàng: Giá vàng hôm nay 9/1 trên thị trường thế giới tăng trở lại. Giá vàng ếng SJC trong nước đến chiều cũng tăng 500.000 đồng, dù buổi sáng giữ nguyên ở mức 74 triệu đồng/lượng.

Còn tỷ giá trung tâm ngày 9/1/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.931 đồng/USD, giảm 2 đồng so với phiên trước đó. 

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa: taichinhdoanhnghiep

# Sắc đỏ quay lại chiếm chủ đạo với 340 mã giảm trên HOSE. Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt 16,8 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ phiên trước.

# Áp lực bán đẩy mạnh ở nhóm Dầu khí, Bán lẻ, Bất động sản, Thép – Tôn mạ trong phiên hôm nay, tập trung tại các mã PVS, BSR, DGW, CEO, VRE, NVL.

# Đúng như SSI Reseach đã dự đoán, cung chốt lời gia tăng sau giai đoạn đi lên tích cực khiến thị trường quay lại giảm nhẹ. VNIndex đóng cửa tại 1.158,6 điểm, giảm 1,6 điểm./.

Liệu có cần gia hạn Thông tư 02 để hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp?

Tình hình nợ xấu của các ngân hàng là đáng lo khi Thông tư 02/2023 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2024 có thể khiến nợ xấu tăng cao hơn hiện tại. Theo các chuyên gia, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo nội dung Thông tư 02 của NHNN là vô cùng cần thiết với cộng đồng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Ảnh nh họa

Báo cáo ngành ngân hàng mới đây của Chứng khoán MB chỉ ra, việc gia hạn hiệu lực Thông tư 02 sẽ giúp giảm áp lực gia tăng nợ xấu đối với các ngân hàng. Và trong thời gian qua NHNN ghi nhận một số kiến nghị của tổ chức tín dụng cũng như phía các doanh nghiệp đề nghị kéo dài thời hạn của Thông tư 02.

Nói về sự cần thiết gia hạn Thông tư 02, ông Ông Mạc Quốc Anh Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội nêu quan điểm: "Việc cơ cấu, giãn hoãn nợ được đánh giá là rất hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng gia hạn thêm, thay vì kết thúc là 30.06.2024. Vì hiện nay chúng tôi đánh giá là các khoản nợ xấu cũ chưa được xử lý xong sẽ có thể phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới. Khi Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ gây ra áp lực lớn".

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 8 tháng triển khai nội dung Thông tư 02, đã có trên 171.000 tỷ đồng nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ (bao gồm cả gốc và lãi). Thông tư 02 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho biết: "Hiện nợ xấu đã ở mức khá cao và có khả năng tiếp tục tăng trong năm sau. Và vì kinh tế còn nhiều khó khăn, bởi vậy rất cần các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi, trong đó, việc tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là giải pháp cần tính đến…”.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nhiều số liệu và dự báo chỉ ra, áp lực nợ xấu gia tăng trong năm 2024. Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Hà - PGĐ Phân tích Cổ phiếu - Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư - CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết: "Do các chính sách giãn hoãn, tái cơ cấu nợ thì có thể hiểu, con số nợ xấu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2023 vẫn chưa phản ánh được hết tình hình thực tế và một phần nợ xấu có thể được trì hoãn và ghi nhận sang năm 2024. Do đó, chúng tôi đánh giá áp lực nợ xấu vẫn tương đối cao trong năm 2024"

Từ số liệu thực tế, các chuyên gia nhận định, các con số hiện nay còn chưa phản ánh hết thực chất nợ xấu của ngân hàng, bởi Thông tư 02/2023 về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ cho phép các ngân hàng được tái cơ cấu nợ đến cuối tháng 6/2024.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận: "Vấn đề nợ xấu hiện tại đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023, khi mà nền kinh tế trì trệ với tăng trưởng GDP khoảng 5 % thì với tình trạng một nền kinh tế trì trệ thì vấn đề nợ xấu nó là chậu quả. Khi mà các doanh nghiệp gặp khó khăn thì họ  cũng gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ, phát sinh nợ xấu. Do đó, nợ xấu trong năm 2014 có thể để gia tăng so với năm 2023 và nó trở thành một gánh nặng của ngành ngân hàng trong năm sắp tới".

Liên quan đến việc gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tại buổi họp báo mới đây, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục xem xét gia hạn: "Thông tư 02 có ý nghĩa rất quan trọng trong cả Ngân hàng Thương mại và doanh nghiệp, khách hàng vay vốn, tháo gỡ trực tiếp nhu cầu.  Trong trường hợp cần thiết, NHNN có thể tiếp tục duy trì Thông tư 02 để gỡ khó cho nền kinh tế. Đến 30/6, nếu như nền kinh tế vẫn cần, doanh nghiệp vẫn cần thì trước đó khoảng 3 tháng, chúng tôi sẽ trình để tiếp tục duy trì Thông tư 02".

Tuy nhiên, đại diện NHNN cũng cho biết, cần đảm bảo nhìn nhận được thực chất các khoản nợ giãn, hoãn, tránh nợ xấu tiềm ẩn trong nền kinh tế. Đồng thời, trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, NHNN cam kết sẽ đẩy mạnh triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.