Làm chủ cuộc sống trực tuyến

Thời gian qua, các câu chuyện của giới nghệ sĩ Việt mà người trẻ quen gọi là “drama showbiz” chiếm sóng trên mọi diễn đàn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Nhiều người cho rằng chỉ cần ngủ sớm, dậy muộn hoặc dành thời gian ăn một bữa cơm là bỏ lỡ bao diễn biến gay cấn hệt như phim.

Để chắc chắn không bị lạc hậu, chúng ta ôm điện thoại, máy tính 24/7, lao vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội và thỏa mãn khi thấy mình bắt kịp sự kiện nóng, xu hướng hay.

Các ứng dụng: Instagram, Tiktok, Facebook, Twitter, Netflix... tạo ra những vòng xoáy hấp dẫn với phim ảnh, video giải trí, chuyện gay cấn của anh nọ, chị kia… khiến chúng ta khó dứt khỏi màn hình.

Hoặc phương thức “làm việc tại nhà” buộc chúng ta phải online liên tục, thậm chí cảm thấy có lỗi nếu không mở điện thoại kiểm tra 5 phút một lần.

Thiết bị công nghệ cho phép mọi người kết nối với các mạng xã hội để vừa làm việc, vừa giải trí. Nhưng nếu nghiện công nghệ sẽ dễ mắc chứng bệnh các chuyên gia gọi là FOMO (Fear of ss out) tạm gọi là sợ bỏ lỡ cơ hội.

Hãy tạm dừng lại vài giây để suy nghĩ, bạn có đang thấy công nghệ thao túng sự chú ý của bản thân hay không? Nếu có, phải chăng vì bạn trao quyền kiểm soát cho nó quá lớn?

Sự hào nhoáng của thế giới ảo khiến chúng ta dần kém mặn mà với cuộc sống xung quanh và các hệ lụy kéo tới nhiều hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất và tinh thần.

Để nắm quyền chủ động, các chuyên gia chia sẻ bí kíp theo đuổi chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số với triết lý: Sử dụng công nghệ có chủ đích bằng cách tối ưu hoá các công cụ và thời gian trực tuyến trong ngày.

Đã bao lâu bạn chưa giải phóng bộ nhớ của các thiết bị công nghệ, mặc dù việc này quan trọng như dọn nhà hoặc thanh lọc cơ thể? Hãy chủ động lên thời gian biểu để sống chan hòa hơn với công nghệ. Bởi có những ranh giới nếu vượt qua bạn sẽ mất quyền kiểm soát.

--

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: