Không khí Hà Nội 'đặc quánh', sẽ chưa thể thay đổi trong ngắn hạn

Theo số liệu của Cổng thông tin quan trắc môi trường thủ đô, chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình tại Hà Nội là 124, ở mức kém. Còn theo dữ liệu của Mạng lưới Chất lượng không khí PAM Air, chất lượng không khí 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm ở mức rất x

Vậy cần làm gì để cải thiện chất lượng không khí của Hà Nội trong thời gian tới. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Hoàng Xuân Cơ - Giảng viên cao cấp khoa môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Đâu là nguyên nhân khiến chất lượng không khí ở Hà Nội mấy ngày gần đây liên tục ở mức kém, thậm chí một số khu vực ở mức xấu?

Giáo sư Hoàng Xuân Cơ: Giai đoạn này là giai đoạn có các điều kiện khí tượng để tạo điều kiện cho hàm lượng bụi mịn ở lớp không khí sát đất cao lên. Đó là 2 quá trình.

Thứ nhất là nghịch nhiệt, không cho các bụi bay đi xa được.

Thứ hai là thời gian này thường đi kèm với sương mù, kết hợp với một số loại oxit tạo thành hạt bụi thứ cấp, hạt bụi PM 2.5.

PV: Để cải thiện chất lượng không khí, thời gian tới, Hà Nội sẽ phải làm gì?

Giáo sư Hoàng Xuân Cơ: Nhà nước, cơ quan quản lý đang có những cố gắng và dần dần có kết quả nhưng mà để ngày một ngày hai có kết quả thì không được. Bài toán này khá phức tạp không thể giải quyết ngay được.

Các giải pháp phải quyết liệt, đồng bộ, lâu dài, có lộ trình làm đến nơi đến trốn và có mục tiêu rõ ràng. 2025 phải thế nào? 2030 phải thế nào? Đưa ra giải pháp phải có tính thực thi, phải chỉ ra được ở đâu đã áp dụng rồi.

Hà Nội cũng đã áp dụng cách giảm xe máy và tiến tới loại bỏ xe máy nhưng con đường bỏ xe máy không thể một sớm một chiều được.

Như ở Trung Quốc, trước hết nâng cấp xe máy, nâng tiêu chí xe máy và tăng giá xe máy, rồi dần dần cấm sản xuất và cấm bán xe máy. Người dân thích ứng dần với việc không có xe máy để đi và phát triển giao thông công cộng.

Chúng ta đã làm khá tốt việc cấm đun than tổ ong. Chúng ta tìm cách chuyển đổi rơm rạ thành nguyên liệu cho các hoạt động khác, dậy dân cách biến rơm rạ thành phân, để trồng nấm, rơm ra trở thành nguyên liệu đun như viên nén…

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!