Khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V

20h tối ngày 7/1/2022, tại Vĩnh Long, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V/2021 đã chính thức khai mạc sau nhiều lần trì hoãn vì dịch COVID-19. Festival do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp tổ chức, quy mô cấp k

Lễ khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V-2021 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam  cho biết, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26 Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. 

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; các mặt hàng nông sản, trong đó ngành lúa gạo ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế góp phần quan trọng khẳng định ngành nông nghiệp ngành càng thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân.

Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực hết mình của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương là kết quả của sự năng động và tư duy nhạy bén của người nông dân, những người giữ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất tiêu thụ xuất khẩu gạo Việt Nam nói riêng còn vấp phải rào cản lớn. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng và sản lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi các ngành các cấp các doanh nghiệp các nhà nghiên cứu các tổ chức và người nông dân phải cùng nhau tìm kiếm những giải pháp chiến lược tháo gỡ những khó khăn vượt qua nhưng ràu cản; trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp để đạt được mục tiêu đưa sản phẩm lúa gạo mang thương hiệu Việt Nam phát triển ổn định trên thị trường trong và ngoài nước”.

Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam, ông Lương Quốc Đoàn kêu gọi doanh nghiệp, nông dân cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 để đưa sản phẩm lúa gạo mang thương hiệu Việt Nam phát triển ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

Kéo dài từ ngày 7 đến ngày 10/1/2022, chuỗi sự kiện chính tại Festival kỳ này gồm: Hội thảo khoa học về xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, các Hội thi gạo ngon thương hiệu Việt, Hội chợ triển lãm thành tựu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của tỉnh Vĩnh Long, ĐBSCL và các tỉnh, thành cả nước. Festival còn có triển lãm những thành tựu sản xuất lúa gạo Việt Nam qua các thời kỳ; “Những chặng đường Festival lúa gạo Việt”; triển lãm sản phẩm OCOP, “Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn và Xây dựng nông thôn mới”. 

Có 390 gian hàng tham gia hội chợ triển lãm, sản phẩm trưng bày tại Festival lần này là các sản phẩm thật sự có chất lượng, nguồn gốc đặc trưng của từng địa phương. 

Các buổi hội thảo diễn ra trong 3 ngày, nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp sẽ thảo luận tìm kiếm những giải pháp chiến lược tháo gỡ những khó khăn, vượt qua những rào cản để tiến tới mục tiêu đưa lúa gạo mang thương hiệu Việt Nam phát triển ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

390 gian hàng tham gia hội chợ triển lãm, sản phẩm trưng bày tại Festival lần này là các sản phẩm thật sự có chất lượng, nguồn gốc đặc trưng của từng địa phương.

Sự kiện đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu rộng rãi sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác, phát triển ngành công nghiệp chế biến ở địa phương và khu vực khu vực ĐBSCL.

Giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng nhằm phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; tìm kiếm giải pháp trong việc hình thành chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương với chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, từng bước hướng đến sản xuất lúa hữu cơ, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng, đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL.

Thúc đẩy xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp, nông dân hoạt động hiệu quả và giúp ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cũng như các thương hiệu nông sản có chỉ dẫn địa lý tăng sức cạnh tranh trên thương trường Quốc tế.