Khách sạn 5 sao trong lòng đất

Hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13ha toàn đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây, được ông Phạm Hồng Đức Phước - Nguyên giảng viên Đại học Nông Lâm TP.HCM, Phó Ban điều phối chương trình Ca cao Quốc gia kể lại điềm tĩnh, như chưa hề có những giọt mồ hôi đổ xuống đất cằn...

 
"Khách sạn 5 sao" trong lòng đất 
 
Ông Phạm Hồng Đức Phước - Nguyên giảng viên Đại học Nông Lâm TP.HCM, Phó Ban điều phối chương trình Ca cao Quốc gia 
---
Hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13ha toàn là đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây, được ông kể lại điềm tĩnh, như chưa hề có những giọt mồ hôi đổ xuống đất cằn
Ông Phước lý giải, lớp đất mặt là nguồn dinh dưỡng để nuôi cây. Khi nguồn dinh dưỡng đó mất đi, khó nhất là khâu làm giàu đất. Nhưng ở nơi mà cách đây 10 năm không điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông Phước đã làm như thế nào?
Ông Phước nghĩ ra phương pháp “than hầm” - chôn carbon dưới dạng than để carbon không còn cơ hội bay lên. Ông dí dỏm gọi than là “Khách sạn 5 sao” cho vi sinh vật trong đất
Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000m2 vườn cây ăn trái, ông Phước tự “bẫy nước”, tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hecta ca cao. 
Với ông Phước, làm nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ không nên “mộng mơ”, bởi nó thực sự là một chặng đường nhiều thử thách. Giá trị mình tạo ra không phải mình được hưởng ngay, mà hàng chục, hàng trăm năm sau, con cháu mình mới hưởng
10 năm trước, ông Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn
Đường ống dẫn nước
Ông Phước tự khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu, mùn cưa về ủ phân, cải tạo đất theo cách riêng của mình
---
Đồi Đá um tùm cây xanh
Ông Phước nằm nghỉ ngơi trên thảm thực vật xào xạc
---
Nghe những giọt nước tí tách trên tầng cây lá lốt trồng trải uốn lượn quanh ngọn đồi và ăn trái ca cao ngọt thơm, mát lành, cảm giác một nguồn năng lượng tích cực trào dâng
Khi cả xã hội đang đối diện cách mạng 4.0, ông Phước tự nhận, cái mình đang đối diện là cuộc “Cách mạng… 100 cọng rơm”, khi mâu thuẫn giữa lợi ích môi trường và bài toán kinh tế./.