Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm 2019: Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp

Vào ngày 15/8 vừa qua, tại TP. Pleiku, vừa diễn ra Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đây được xem là cơ hội tăng cường hợp tác liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa DN sản xuất và DN phân phối.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Trong thời gian qua, việc kết nối đã được ngành Công thương triển khai rộng khắp và hiệu quả. Qua 10 năm triển khai cuộc vận  động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã có hơn 1.000 Hội nghị kết nối cung cầu của các Sở Công thương các tỉnh, thành phố được tổ chức; đồng thời trong khuôn khổ triển khai đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động đã thực hiện được hơn 50 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước cấp vùng, ền.

Nhờ đó, hàng hóa được lưu thông thuận lợi, thúc đẩy sản xuất phát triển, người tiêu dùng được sử dụng hàng có chất lượng, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú, các doanh nghiệp phân phối có nguồn hàng ổn định với đa dạng đặc sản vùng ền thu hút khách hàng, tăng doanh thu và mở rộng hệ thống phân phối, góp phần phát triển thương mại trong nước liên tục tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư.

Phiên chợ nông sản nằm trong chuỗi các hoạt động ngày hội Du lịch huyện Kbang, Gia Lai. Ảnh: TTXVN

Tham gia Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Gia Lai được tổ chức vào giữa tháng 8 vừa qua, có khoảng 400 đại biểu và 233 doanh nghiệp của 24 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 110 doanh nghiệp của tỉnh Gia Lai. Đây là lần thứ 2 tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam theo Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.

Ông Phạm Ngọc Dự, Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết thêm về hội nghị.

 

“Hội nghị nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các đơn vị cá nhân, các trang trại, hợp tác xã trong tỉnh được giao lưu, giới thiệu các mô hình, các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh để liên kết vùng ền nhằm mục tiêu đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm. Hội nghị đã góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại nói chung, mở ra nhiều cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp, liên kết và phát triển mở rộng thị trường, tổ chức của các doanh nghiệp của từng vùng ền. Hội nghị kết nối cung cầu đã kết thúc tốt đẹp và rất thành công được sự ghi nhận, đánh giá cao của Bộ Công thương cũng như UBND tỉnh Gia Lai”.

Thông qua hội nghị lần này, Sở Công thương và các doanh nghiệp tỉnh bạn đã có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kết nối và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm, thiết lập các kênh phân phối nhằm mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản phẩm hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

Kết thúc hội nghị có 60 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giao thương và ký kết 43 biên bản ghi nhớ và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.. Đây là kết quả bước đầu để các doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng cơ hội hợp tác tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Các doanh nghiệp trao đổi về cách thức hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Báo Gia Lai

Là tỉnh tích cực trong các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của địa phương, Gia Lai thường xuyên tổ chức giao lưu với các đoàn doanh nghiệp của tỉnh An Giang, TP. Đà Nẵng và một số tỉnh bạn với trên 150 lượt doanh nghiệp tham gia.

Đặc biệt, trong 10 năm qua, Sở Công thương Gia Lai đã vận động các doanh nghiệp, siêu thị, hộ tiểu thương, các cơ sở sản xuất kinh doanh tích cực tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các siêu thị đã đăng ký tăng tỷ lệ hàng Việt trên 95% trong cơ cấu hàng hóa của đơn vị; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các chợ và trung tâm thương mại tổ chức nhiều lượt khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng sử dụng hàng Việt.

Ông Phạm Ngọc Dự, Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương tỉnh Gia Lai đánh giá:

 

“Sau 10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nó có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Đặc biệt, thông qua cuộc vận động, đã góp phần nâng tầm và dần khẳng định vị thế sản phẩm của hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng. Các sản phẩm trên địa bàn tỉnh được sản xuất ra có chất lượng, không thua kém gì hàng ngoại nhập, giá cả tương đối hợp lý, mẫu mã cũng bắt mắt hơn, đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng của đại đa số nhân dân trên toàn tỉnh Gia Lai. Từ đó người tiêu dùng cũng từ bỏ tâm lý sính hàng ngoại, chuyển sang ưu chuộng hàng Việt Nam nhiều hơn”.

Để các hoạt động kết nối cung cầu trở thành một hoạt động thường xuyên và đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, Sở Công thương tỉnh Gia Lai tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức, mời gọi các đoàn doanh nghiệp có những sản phẩm đặc trưng tham gia vào các hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm của Bộ Công thương, tỉnh Gia Lai và các tỉnh bạn tổ chức; tăng cường lực lượng hàng hóa tham gia và trưng bày tại hội nghị đa dạng hơn, chất lượng hơn góp phần tạo nên sự sôi nổi và quy mô của hội nghị cũng như mang đến cơ hội ký kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối nhằm tạo ra các chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả, xuyên suốt.