Hỗ trợ sức khỏe tâm thần, giúp người khu vực giãn cách cân bằng

Người bị nhiễm F0, F1, người sống trong các khu vực giãn cách xã hội đối mặt với rất nhiều áp lực về tâm lý, rất dễ rơi vào trầm cảm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Ngày 1/9 vừa qua, Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam đã chính thức công bố tổng đài 1900.63.64.46 nhằm hỗ trợ sức khỏe tâm lý, tinh thần cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Vậy tổng đài này có thể giúp ích được gì cho người dân để tránh các sang chấn tâm thần?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với Bác sĩ chuyên khoa 1, Giang Ngọc Thụy Vy, Phó trưởng Đại diện Hội tâm lý Trị liệu Việt Nam khu vực ền Nam về những hoạt động của chương trình này: 

PV: Thưa bác sỹ, khi gọi điện đến Tổng đài Hỗ trợ Tâm lý- Xã hội khẩn cấp người dân có thể được hỗ trợ gì?

Bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy: Chương trình chia làm 2 nhóm để hỗ trợ: Nhóm hỗ trợ tâm lý liên quan mùa dịch (hỗ trợ thông tin, thiếu khiến họ lo lắng, hoang mang hoặc vì giãn cách xã hội mà họ buồn chán…)

Nhóm hỗ trợ liên quan đến những trường hợp bị khủng hoảng nặng nề hơn, lo âu cao độ, khủng hoảng tự sát… thì cần phải có đội ngũ nhà tham vấn lâu năm, kinh nghiệm. Họ sẽ tham vấn, can thiệp tâm lý.

Chương trình gọi là Hỗ trợ Tâm lý và xã hội, nghĩa là có những nguồn lực khác nhau liên quan đến an sinh, thực phẩm, y tế địa phương hay những đội hỗ trợ lưu động địa phương.

PV: Bác sĩ có lời khuyên như thế nào cho những người dân hiện đang ở trong các khu vực giãn cách tránh được những cảm xúc tiêu cực?

Bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy: Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta lo lắng, buồn, chán do vấn đề dịch bệnh, giãn cách, giảm công việc, giảm đi đây đi đó… Đầu tiên chúng ta thừa nhận cảm xúc của mình.

Trong quá trình này mình không thể ngồi yên mà mình cần phải có những hoạt động cụ thể để giúp cho sức khỏe. Thứ nhất là sức khỏe về thân thể. Những hoạt động gì giúp cho thân thể khỏe: ăn, ngủ điều độ, uống nước đầy đủ, dinh dưỡng phù hợp.

Thứ hai, về sức khỏe tâm thần. Chúng ta tìm đến cái gì mang tính vui vẻ, tích cực, lạc quan. Ngay cả việc coi thông tin về dịch bệnh, vài ba ngày coi cũng được, thường xuyên gọi điện cho người thân hoặc người trong nhà sống cùng quan tâm lẫn nhau, rồi có những hoạt động chia sẻ với nhau hoặc vào những Hội nhóm trồng cây, vẽ vời, thêu thùa…

Cuối cùng liên quan đến Trí, trí tuệ. Mình nên có thêm những hoạt động học hành. Ba yếu tố: Thân-Tâm- Trí làm sao cho có nhiều hoạt động quân bình và phù hợp với hoàn cảnh, giúp chúng ta ứng phó được.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!