Điều ngạc nhiên là, tất cả những trang thiết bị này đều được nhà trường đầu tư mà không cần đến sự đóng góp của phụ huynh. Khi dư luận còn nhiều dấu hỏi về ranh giới mong manh giữa xã hội hoá giáo dục và lạm thu, ngôi trường này đã có cách làm đặc biệt như thế nào?
Nằm khiêm tốn trong một con hẻm nhỏ trên QL1A, dưới bóng những đường dây điện cao thế, ở một trong những địa bàn tập trung đông người dân nhập cư, trường THCS Bình Hưng Hoà cơ sở 1 có hơn 1.400 học sinh khối lớp 6 và lớp 9.
Phóng viên có mặt tại trường vào giờ ra chơi. Tụi nhỏ thi nhau khoe dụng cụ tập thể dục là một “quả tạ” được làm từ giấy vụn. Khác với những ngôi trường ở các quận trung tâm, cơ sở vật chất ở đây còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.
Cô giáo Nguyễn Kim Đào nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng trường THCS Bình Hưng Hoà vào tháng 12/2023, thời điểm tất cả các lớp học đều không có các thiết bị để phục vụ cho việc đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số. Hành trình gian nan ấy không biết bắt đầu từ đâu khi ngay cả đường truyền internet, trường cũng chưa thể trang bị:
“Khi tôi về đây nhận nhiệm vụ, tôi đi từ một trường chuẩn quốc gia, tôi rất thương các em. Tôi dốc hết tâm huyết để nơi đây các em dù khó khăn nhất mà vẫn trải nghiệm đầy đủ nhất và đầy đủ như là các trường chuẩn quốc gia”.
Với quyết tâm mang đến cho học sinh một môi trường học tập hiện đại, không thua kém gì trường chuẩn quốc gia, cô Nguyễn Kim Đào đã không ngại khó khăn, huy động mọi nguồn lực để trang bị đầy đủ thiết bị cho nhà trường.
Từ tháng 1/2024, trường THCS Bình Hưng Hoà đã trang bị 100% tivi thông nh, 100% máy tính internet ở 52 phòng học, để giáo viên, học sinh có thể trải nghiệm ngay tại lớp.
Việc huy động nguồn lực đòi hỏi sự ủng hộ từ phía phụ huynh, nhưng nhà trường không vận động bất cứ một khoản thu nào mà chỉ từ các đối tác, để trả lại một giá trị cần thiết cho học sinh tham gia học tập.
Cô Kim Đào chia sẻ: “Tôi quyết tâm trang bị đường truyền internet để có thể đồng bộ hoá tất cả. Sau đó, tôi bắt đầu xây dựng mô hình riêng cho nhà trường. Trường tôi tự xây dựng hệ thống quản lý học tập LMS phù hợp với nhà trường chứ không phải đáp ứng tất cả chung vì mỗi một nhà trường sẽ có một bối cảnh nhất định về con người, về cơ sở vật chất”
Chị Uyên Phương, một phụ huynh làm nghề buôn bán tự do, luôn dành tình cảm đặc biệt cho ngôi trường của con. Chị chia sẻ rằng, nhiều khi thương cô, thương nhà trường, cũng muốn tự nguyện đóng góp một phần nhỏ để trang bị thêm cơ sở vật chất cho các em. Tuy nhiên, cô hiệu trưởng đã bày tỏ lời cảm ơn và cho biết nhà trường sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất, và việc của phụ huynh chỉ là tin tưởng để con học tập, vui chơi.
“Nhiều khi tôi rớt nước mắt. Tôi thầm cảm ơn trong lòng vì cô hiệu trưởng nhiệt huyết và cố gắng hết sức để tạo điều kiện tốt nhất cho các em, đôi lúc chúng tôi cũng không dám ước mơ mà cũng không nghĩ là cô làm được. Dù có đôi khi chúng tôi e ngại muốn chung tay đóng góp, nhưng cô không hề cần sự đóng góp nào của phụ huynh hết.
Thực sự phụ huynh chúng tôi biết ơn cô rất nhiều. Các em có những sai lệch, cô cũng động viên, nhẹ nhàng khuyên bảo. Các em cũng cảm nhận được điều đó và rất yêu quý cô. Có một điều gì đó ấm cúng lắm, cô đã lắng nghe dù một ý kiến nhỏ. Cho đến giờ phút này, phụ huynh và học sinh đều rất hạnh phúc....”.
Tuy vậy, bản thân vị hiệu trưởng cũng không phải không có thách thức khi sự nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về chuyển đổi số ban đầu còn nhiều chế. Đặc biệt, khi nhiều con em còn có hoàn cảnh khó khăn, ngay cả điện thoại thông nh phụ huynh cũng không có, nên khó tương tác và giao bài tập về nhà trên hệ thống.
“Đối với các em hoàn cảnh khó khăn, giáo viên sẽ có rất nhiều phương pháp và biện pháp khác nhau để hỗ trợ việc học của các em trong việc chuyển đổi số. Thay vì các em lên máy, những lúc giờ rảnh ở trường, sẽ đến bộ phận thư viện để tương tác với các máy ở phòng thư viện. Ngoài ra, các em có thể viết tay lên trên giấy, sau đó, cô giáo sẽ chụp hình lại và đẩy bài lên, hoặc hỗ trợ bằng cách sẽ đến phòng máy ở trường để có thể tương tác, đăng ký theo giờ”.
Trong những lớp học toàn bàn ghế cũ, cánh cửa cũng đã có dấu vết của thời gian, học sinh của lớp 9/1 đang được thầy giáo hướng dẫn trên những chiếc ti vi thông nh cài đặt hệ thống LMS do trường từ tự viết, đáp ứng nhu cầu và tuỳ chỉnh theo hoàn cảnh thực tế của nhà trường.
Các giáo viên và học sinh ở đây chia sẻ, nếu có khó khăn, ngay lập tức đội nhóm công nghệ thông tin của trường sẽ hỗ trợ kịp thời.
"Mặc dù còn nhiều khó khăn so với các ngôi trường khác, nhưng giáo viên và học sinh trường chúng tôi đều rất nỗ lực, vận động các nhà hảo tâm để các em có thể có được những thiết bị học tập tốt hơ".
"Trong lớp em, một số bạn không có điều kiện, thầy cô cũng hỗ trợ hết sức để các bạn thuận tiện hơn trong học tập và ứng dụng công nghệ".
Vì gần đường dây điện cao thế, nên điện có đôi lúc chớp tắt ảnh hưởng tới đường truyền, nhưng giáo viên và học sinh đã được tập huấn kỹ lưỡng để có thể chủ động chuyển sang phương pháp thuyết trình, trình bày bằng giấy, bảng nhóm chứ không chỉ phụ thuộc vào ti vi thông nh.
Cô Nguyễn Kim Đào, hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: “Tôi đã dùng hết tất cả năng lực và sự hỗ trợ từ các phía để tự xây dựng LMS riêng, tạo điều kiện thuận lợi hiện thực hoá chuyển đổi số mà phụ huynh không phải đóng thêm một khoản phí học tập nào. Và tôi mong rằng, các em học sinh tại trường của tôi sẽ được trải nghiệm, học tập và “hạnh phúc trong khó khăn”.
Với tấm bằng tiến sĩ lý luận phương pháp dạy học vật lý, cô Nguyễn Kim Đào có thể dễ dàng tìm được một vị trí giảng dạy tại một trường đại học danh tiếng hơn. Thế nhưng, trái tim cô vẫn hướng về ngôi trường cũ - nơi cô từng là một cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Cô đã chọn quay về, không phải vì những toà nhà cao tầng hay những phòng thí nghiệm hiện đại, mà vì những đôi mắt ngây thơ, háo hức của các em học sinh. Cô tin rằng, ở đó, cô mới có thể thực sự cống hiến và tạo ra những giá trị.
Dù chưa thể là một ngôi trường đạt chuẩn mọi tiêu chí, nhưng mọi góc nhỏ tại ngôi trường này, cả thầy và trò đều cảm nhận được tình cảm ấm áp, đủ đầy.