Giáo dục con trẻ theo cách 'thương cho roi cho vọt' liệu có phù hợp?

Người lớn khó từ bỏ thói quen "cho roi cho vọt" có thể bởi những trải nghiệm cá nhân từng bị đánh khi còn nhỏ, vì không kiềm chế được cảm xúc bởi nhiều áp lực trong cuộc sống.

Nhiều người vẫn ý thức được rằng đánh đập là một phản ứng cảm tính với những gì đang xảy ra chứ không phải là quyết định đúng đắn để dạy dỗ con.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Cùng với những khoảnh khắc hạnh phúc chứng kiến con lớn khôn từng ngày, thì các bậc phụ huynh cũng không ít lần phải đau đầu khi con bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu vâng lời cha mẹ, thầy cô. Vì muốn uốn nắn trẻ mà phương pháp "yêu cho roi cho vọt" vẫn được không ít gia đình Việt Nam sử dụng. 

Không chỉ ngày xưa, mà ngày nay, nhiều bậc phụ huynh khi dạy dỗ con cái trong lúc tức giận, hoặc không hài lòng thì thường chửi bới, mỉa mai, xa lánh, bỏ mặc, cố ý để con cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ…

Thậm chí còn áp dụng những kiểu trừng phạt sử dụng vũ lực như: đánh trẻ bằng tay hay gậy, thắt lưng, ép trẻ duy trì tư thế không thoải mái... 

Tuy nhiên, dù ở mức độ nặng nhẹ ra sao cũng là trừng phạt thân thể. Phương pháp dạy dỗ kiểu ông bà khi xưa có thể gây phản tác dụng khi nó dạy cho trẻ rằng cha mẹ giải quyết vấn đề xung đột bằng bạo lực và điều đó là chấp nhận được. 

Người lớn khó từ bỏ thói quen "cho roi cho vọt" có thể bởi những trải nghiệm cá nhân từng bị đánh khi còn nhỏ, vì không kiềm chế được cảm xúc bởi nhiều áp lực trong cuộc sống. Nhiều người vẫn ý thức được rằng đánh đập là một phản ứng cảm tính với những gì đang xảy ra chứ không phải là quyết định đúng đắn để dạy dỗ con. Nhưng để có thể kiềm chế cảm xúc cũng cần học hỏi và rèn luyện. 

Qua một ngày làm việc vất vả hoặc bận rộn chăm sóc con, có thể bạn sẽ khó giữ được bình tĩnh khi con bày bừa đồ chơi khắp nhà, ăn uống rơi vãi, nhà cửa bừa bộn... Bạn có thể tự nhắc nhở mình rằng, con đang còn nhỏ, cha mẹ không thể bắt con hành xử như một người lớn.

Thay bằng việc la hét bắt con dọn dẹp, cha mẹ thử thương lượng với con hoặc bạn có thể nghĩ đến những khoảnh khắc đáng yêu của con để đỡ căng thẳng hơn. 

Trẻ em có quyền được tôn trọng và bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực. Thiết nghĩ, cha mẹ cũng nên thay đổi phương pháp giáo dục "yêu cho roi cho vọt" bằng phương pháp kỷ luật tích cực. Bởi trẻ có thể học hỏi qua sự thấu hiểu, tôn trọng và khoan dung không cần đến những hình phạt bạo lực.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: