Giải pháp nào để doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn

Một số doanh nghiệp vận tải đề xuất, chính phủ và các bộ ngành có thêm những hỗ trợ “đủ mạnh” hơn nữa để tháo gỡ, vượt qua giai đoạn khó khăn này.  

Một số doanh nghiệp vận tải mong có thêm những hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn vượt qua giai đoạn khó khăn này

Một số doanh nghiệp vận tải cho rằng, Chính phủ, Bộ ban ngành đã kịp thời ban hành chính gói hỗ trợ, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng. Tuy nhiên, để sự hỗ trợ này đến tận tay doanh nghiệp, người lao động, các cơ quan liên quan cần cấp bách có những văn bản hướng dẫn cụ thể tới từng địa phương, từng doanh nghiệp; giảm bớt những thủ tục quy định không cần thiết.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp vận tải đề xuất, chính phủ và các bộ ngành có thêm những hỗ trợ “đủ mạnh” hơn nữa để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải vượt qua giai đoạn khó khăn này.  

Ông Nguyễn Anh Quân- Tổng Giám đốc Taxi G7 đề xuất: "Đối với việc Bộ Lao động thương binh xã hội đã có hướng dẫn giãn, đóng BHXH hết sức kịp thời, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nó chưa đủ mạnh, đây mới đây là vấn đề giãn, và truy thu về sau này. Hiệp hội taxi, đã đề xuất hỗ trợ 100% cho các doanh nghiệp chứ không phải là giãn, hoãn đóng BH sau khi thu . Làm như vậy cũng rất khó cho doanh nghiệp về sau này"

Một số ý kiến cho rằng, giải pháp thiết thực nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải lúc này là tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục cầm cự trước dịch bệnh để làm sao tỷ lệ người lao động trong các DN bị mất việc được hạn chế tối đa.

Các doanh nghiệp vận tải đường sắt kiến nghị ễn, hỗ trợ phí hạ tầng của ngành đường sắt và đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, giảm thuế vay ngân hàng

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả, hiện nay các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp; chỉ những doanh nghiệp có  thực lực có khả năng thanh toán và thu hồi được vốn thì mới có khả năng triển vọng thực thi được chính sách tiền tệ.

Do vậy, ông Long đề xuất: "Ngoài những chính sách của Nhà nước tài chính sách thuế như ễn giãn thuế, chính sách tiền tệ là giảm lãi suất cho vay thì chính phủ nên xem xét một số loại thuế phí cho ngành vận tải, hỗ trợ tạo điều kiện cho họ vì đây là 1 ngành mạch máu rất quan trọng và có sự tác động rất lớn".

Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xem xét ễn, hoặc giảm phí cầu đường, phí bảo trì đường bộ; thuế thu nhập, thuế VAT. 

Các doanh nghiệp vận tải đường sắt kiến nghị ễn, hỗ trợ phí hạ tầng của ngành đường sắt (8% doanh thu) và đơn giản hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, giảm thuế vay ngân hàng

Bộ GTVT cũng đề xuất ễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/01/2020 đến hết 31/12/2020; áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, bay đến đối với các chuyến bay nội địa thời gian từ 1/3 đến hết ngày 31/8.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất giảm, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020 cho các doanh nghiệp hàng không.

Quý thính giả của VOVGT có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời: TS Võ Chí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương và ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chương trình Diễn đàn 91, với chủ đề: Vực dậy doanh nghiệp vận tải sau đại dịch, bắt đầu từ đâu?