Đừng để phát tán mầm bệnh và tăng ô nhiễm từ chính khẩu trang

Gần đây, ngành y tế đã khuyến cáo người dân có thể dùng khẩu trang để phòng dịch. Với khẩu trang dùng nhiều lần thì việc sử dụng thế nào để tránh nguy cơ dịch bệnh, với khẩu trang y tế thì thu gom thế nào để tránh các nguy cơ tiếp theo cũng là điều khiến

Khẩu trang y tế được nhiều người tìm mua với số lượng không nhỏ

Những ngày gần đây, trước cơn “sốt” khẩu trang y tế , ngành Y tế đã khuyến cáo, người dân có thể dùng khẩu trang vải chứ không nhất thiết là khẩu trang y tế dùng 1 lần để phòng dịch.

Tuy nhiên, với khẩu trang dùng nhiều lần thì việc sử dụng thế nào để tránh nguy cơ dịch bệnh cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn, bởi đút vào túi áo, cốp xe hay để ở nơi làm việc đều được cho là không thực sự vệ sinh.

Còn với khẩu trang y tế, đeo thì dễ nhưng thu gom thế nào để tránh các nguy cơ tiếp theo cũng là vấn đề quan tâm. Tại các khu dân cư, người dân sau khi sử dụng khẩu trang thường ném luôn vào thùng rác chung của gia đình. Chị Nguyễn Thu Hương, ở Hà Đông nói:

 

"Trước khi về nhà thì vứt luôn ở thùng rác ngoài đường. Nhiều nhà thì thấy vứt vào thùng rác, đến khi vứt rác thì họ mang đi theo chứ em cũng không để ý người ta có vứt luôn ở ngoài đường hay không "

PGS-TS Nguyễn Huy Nga- Nguyên Cục trưởng Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế,  người đã tham gia chỉ đạo chống dịch Sars năm 2003 và Đại dịch A H1N1 2009 cho biết, dùng khẩu trang vải hay khẩu trang y tế để phòng chống và ngăn ngừa dịch viêm phổi do vi rút corona là điều cần thiết, nhưng người dân cần có cách sử dụng hợp vệ sinh, không nên vứt khẩu trang sau khi sử dụng bừa bãi tại nơi làm việc, gia đình hay nơi công cộng, bởi đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh.  

PGS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo người dân, khi dùng khẩu trang vải nên có 3-4 chiếc khẩu trang để thay nhau sử dụng. Lúc tháo khẩu trang, người dân nên cuộn mặt ngoài của khẩu trang vào trong, cho vào túi ni long bọc kín lại để vào trong xe ô tô hoặc xe máy để đến cuối ngày đem giặt bằng xà phòng và phơi nắng thường xuyên.

Đối với khẩu trang y tế dùng 1 lần nên cuộn lại và để vào một túi riêng và vứt cùng rác sinh hoạt. 
Đối với công tác thu gom khẩu trang, PGS Nguyễn Huy Nga lưu ý:

 

"Trong những trường hợp khu vực có dịch thì cần thông báo cho những cán bộ làm khâu xử lý môi trường, những khẩu trang dùng một lần cần phải thu gom vào một túi riêng để xử lý, phải được bọc kín vào không để lây lan ra xung quanh Những người đó cũng phải dung khẩu trang y tế, dùng que, hay dụng cụ để gắp, hoặc đeo gang tay, dùng túi kín để cho vào, đưa đi để xử lý an toàn, tốt nhất là cho vào lò đốt hoặc chôn lấp an toàn".

Một chuyên gia về rác thải công nghiệp cho biết, khẩu trang y tế dùng một lần được làm bằng vải, không phải bằng ni lông có một số loại có tẩm than hoạt tính nên có thể xử lý giống như xử lý rác thải sinh hoạt thông thường, không gây ảnh hưởng đến môi trường giống như rác thải nhựa, túi ni long.

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩu trang y tế bị nhiễm bệnh phải được xử lý theo đúng quy trình của ngành y tế, để hạn chế sự lây nhiễm ra cộng đồng. 

Nghe toàn bộ nội dung tại đây: