Đợt dịch thứ tư ở Việt Nam lây nhiễm mạnh hơn các lần trước

Xuất phát từ ca bệnh 2899 ở Hà Nam, đã có hàng chục bệnh nhân khác được phát hiện, mở ra đợt dịch COVID-19 trong cộng đồng lần thứ tư tại Việt Nam.

Ca bệnh ở Hà Nam khiến Hà Nội thận trọng hơn trong quản lý các khu cách ly. Ảnh: Lê Trung Nguyên - Báo Thanh niên

PV VOVGT có cuộc trao đổi với  PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền

 

PV: Thưa PGS, đợt dịch lần thứ tư ở Việt Nam có điểm gì khác so với các đợt dịch khác?

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Lần này, rõ ràng, nhìn xung quanh bên ngoài, ví dụ như tỉnh Vĩnh Phúc chẳng hạn, có 6 ca dương tính lây rất nhanh, thời gian tiếp xúc đến lúc dương tính chỉ có 3-4 ngày thôi.

Đợt này chúng ta chưa biết đó là biến chủng gì nhưng tốc độ lây lan rất lớn. Có một điểm là nhìn các ca bệnh đến lúc này chưa phải là nặng. Do đó, nếu xét về mặt truyền nhiễm, đợt dịch này lây nhiễm mạnh hơn những lần trước.

Nguyên nhân những biến chủng như vậy thì tăng sinh, sinh sản nhiều hơn. Từ lúc nhiễm đến khi đủ đạt dương tính rất nhanh.

Về mặt khoa học, tôi mong tăng cường năng lực giải trình tự gen để biết được biến chủng virus lần này là loại gì. Hiện nay công tác này chậm quá, chưa giải quyết được.

Nếu chủng của bệnh nhân 2899 là ở Nhật thì rõ ràng không phải lây nhiễm chỗ khác. Khi xét nghiệm 14 ngày chưa tìm ra, hoặc quá trình lấy mẫu âm tính nếu không chuẩn thì có thể bỏ sót.

PV: Nhìn sang một số nước lâm vào khủng hoảng y tế như Ấn Độ, PGS đánh giá ra sao về nguy cơ Việt Nam phải đối mặt trong đợt dịch này?

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Khách quan thì nguy cơ rất lớn. Chúng ta thấy chỉ 1 ca ở Hà Nam đã lây sang rất nhiều người khác. Nhưng tốc độ chỉ đạo 4 tại chỗ cũng như thiết lập các bệnh viện dã chiến thì tôi thấy cách ứng phó của Việt Nam rất thông nh.

Tôi nghĩ việc để xảy ra như tình trạng ở Ấn Độ thì có lẽ không. Chúng ta phải cố gắng hết sức, còn vẫn có khả năng xảy ra như thế nếu dân chúng không tuân thủ. Nếu cứ vô tư không phòng dịch như ở song Hằng thì có thể xảy ra lắm chứ.

Kịch bản có 30.000 ca trong cộng đồng thì Chính phủ, Bộ Y tế đã chỉ đạo rõ rồi, hy vọng nó sẽ không xảy ra. Ấn Độ sau khoảng vài tuần mới xảy ra bùng phát, còn chúng ta kiểm soát rất chặt chẽ, cán bộ y tế làm việc rất vất vả, tôi nghĩ cách làm của chúng ta hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn PGS.