Đồ chơi bao nhiêu là đủ?

Dịch bệnh kéo dài, phụ huynh có xu hướng mua đồ chơi cho con nhiều hơn để chúng đỡ nhàm chán khi phải ở nhà lâu ngày. Đó cũng là cách để người lớn rảnh rang hơn với con, dễ bề tập trung cho công việc.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Không phải đến mùa dịch bệnh, mà sinh nhật, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, hay đơn giản là thưởng cho một thành tích tốt, một việc làm ý nghĩa của trẻ…, người lớn thường dùng đồ chơi làm quà tặng. Tuy nhiên, sự hào phóng quá đôi khi lại không có lợi như chúng ta tưởng.

Được tặng nhiều đồ chơi, trẻ em đương nhiên rất thích, nhưng cái gì dễ dàng có được, chúng sẽ không biết quý. Sự hiếu động cộng với thái độ thiếu trân trọng, khiến trẻ không có trách nhiệm với đồ chơi, không biết giữ gìn, chỉ chơi vài lần là hỏng. Hoặc, vì chơi không có nguyên tắc, nên tất cả các bộ đồ chơi trộn lẫn vào nhau, coi như mất tác dụng.

“Có mới nới cũ”, trẻ nhanh chán các món đồ đang có. Khi được chiều chuộng, trẻ cũng có xu hướng đòi hỏi nhiều thứ hơn, gợi ý hoặc mè nheo, buộc người lớn phải đáp ứng.

Tặng quà cho con trẻ không chỉ là để mang lại niềm vui, mà còn là cách người lớn dạy con nhiều điều, từ thái độ trân trọng đồng tiền do bố mẹ vất vả làm ra, cho đến thái độ quý trọng đồ dùng, sử dụng tiết kiệm, không lãng phí, biết yêu quý đồ chơi như những người bạn, biết giữ gìn, quản lý đồ đạc của mình. Nếu hào phóng cho/tặng đồ chơi mà không lưu ý những điều này, người lớn rất dễ làm hư con trẻ.

Trên thế giới, có những quốc gia mà phụ huynh rất khắt khe, thậm chí hà tiện đồ chơi với trẻ em, vì các lý do kể trên. Hơn nữa, họ tin rằng, khi đồ chơi càng ít, trí tưởng tượng và năng lực tư duy sáng tạo của trẻ em càng được kích thích, khơi dậy tối đa. Sự gắn bó và hài lòng của trẻ với các món đồ ấy cũng cao hơn những đứa trẻ có đồ chơi thừa mứa.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: