Đình Vẽ

VOVGT - Theo niềm tin dân gian, chính nhờ vị trí đắc địa, vượng khí của Đình Vẽ mà việc học hành, khoa bảng của làng Vẽ được hanh thông, thuận lợi.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Làng Đông Ngạc được xem là đắc địa, vượng khí nên rất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. 

Kẻ Vẽ - Đông Ngạc ngày nay là một trong những làng cổ của Thăng Long xưa còn lưu giữ được nhiều dấu tích văn hiến. Đặc biệt, Đình làng Đông Ngạc với tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh vẫn được giữ nguyên vẹn hơn 500 năm qua, dù phải đối mặt với thời gian và chiến tranh, bom đạn.

Theo niềm tin dân gian, chính nhờ vị trí đắc địa, vượng khí của Đình Vẽ mà việc học hành, khoa bảng của làng Vẽ được hanh thông, thuận lợi.

 

Khác với những đình khác chỉ thờ một vị thành hoàng, đình Ðông Ngạc phối thờ cả ba vị thiên thần, nhân thần và địa thần, đều là những người đỗ đạt và có công với làng.

Bên cạnh đó là văn chỉ thờ Khổng Tử và nhà đọc sách. Tại đây cũng có biểu tượng người cầm bút và cầm vòng lửa tượng trưng cho truyền thống văn hiến và khoa cử. Tất cả đều sơn son thếp vàng rực rỡ. Một bình gốm nền đỏ vẽ tranh sơn thủy nhiều màu dùng đựng nước sông Hồng rước về lễ thánh.

Nhà bia còn lưu giữ 7 tấm bia đá, có tấm cao 1,8m, rộng 1m, đặt trên lưng rùa. Ðiều đó đã phản ánh đặc sắc nét văn hóa tốt đẹp cũng như truyền thống khoa bảng lâu đời của người Ðông Ngạc.

 

Truyền thống văn hiến và những di sản còn lại tại Đình Vẽ đã được nhiều thế hệ người dân của làng dành tâm huyết bảo tồn, gìn giữ.

Nhưng không tránh khỏi những tác động của thời gian và sự mất mát, ông Lê Văn Đôn chia sẻ trong sự nuối tiếc khôn nguôi về sự mất mát bộ tranh quý của Đình Vẽ trước đây:

 

Đình Vẽ hơn 500 tuổi bình yên giữa phố thị Hà thành. Ảnh: Hồ Hạ

Đình Đông Ngạc là một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh. Qua tam quan ngoài, vào tam quan trong có ba cửa thông suốt, một đường gạch thẳng vào sân rộng gần một sào. Hai bên hành lang mỗi dãy bảy gian. Đại đình có hai bái đường nội và ngoại, mỗi lớp chín gian, trung cung ba gian và hậu cung ba gian.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh, đình làng Đông Ngạc là một trong số ít những đình chùa tại Hà Nội giữ được nguyên vẹn toàn bộ kiến trúc, ông Nguyễn Hiếu, một thính giả cao niên cho biết:

 

Đình làng Đông Ngạc như mọi đình làng khác thôi. Về cơ bản làng vẽ vẫn giữ nguyên được, ko bị đảo lộn trật tự. Nhưng 1 số làng đặc biệt trong những năm 54, 55 bị phá rất nhiều nhưng làng vẽ đặc biệt ko có. Ngày xưa khi bác còn nhỏ thì bác cũng hay sang đình thì cấu trúc nó rất gần giống như hệ thống tam quan của đình chèm, các cấu trúc của nó đều giữ dc tốt. Những cây cối , kiến trúc của họ vẫn tương đối dc giữ nguyên, nó ko bị những biến động của lịch sử và xã hội tác động vào và cái đình làng Vẽ cũng rất may mắn là như vậy

Đình Làng Vẽ thực sự may mắn và linh thiêng khi vẫn giữ nguyên vẹn được kiến trúc dù phải đối mặt với một quả bom Mỹ được thả ngay trước bậc tam quan cửa đình vào năm 1967. Kể về sự kiện đặc biệt này, ông Lê Văn Châu vẫn nhớ như in từng chi tiết:

 

Trong đình còn lưu giữ bộ tranh sơn mài thời nhà Lê và những tấm bia đã ghi lại quá trình thủy tạo xây dựng đình và những lần trùng tu lớn. Ảnh: Hồ Hạ

Trải qua gần 500 năm lịch sử, sự tồn tại nguyên bản của Đình làng Vẽ hôm nay sẽ là biểu tượng nhắc nhớ niềm tự hào cho nhiều thế hệ người dân Thăng Long-HN.

Hằng năm, đình làng Vẽ tổ chức lễ hội vào tháng Hai âm lịch, rất trọng thể, trang nghiêm. Trong số các nghi lễ diễn ra trong ngày lễ có tục dâng lễ vật bằng những cây mía tím, lá còn xanh nguyên. Đám rước đi từ đình qua đê, rẽ vào chùa Tự Khánh rồi quay về, dài chừng 1000m.

Người trên đê từ làng Chèm, làng Bạc, làng Gạ, làng Bỏi… về dự rất đông vui, nhộn nhịp. Ngoài những trò chơi như cờ bỏi, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê… còn có thả thơ, một nét đặc sắc của làng Vẽ văn hiến. Đó cũng là một trong những nét tiêu biểu đại diện cho văn hiến Thăng Long.

Ông Lê Văn Đôn vô cùng tự hào về truyền thống khoa bảng còn được người dân Làng Vẽ tâm huyết giữ gìn tại đình:

 

“Đình này nói chung là thờ cụ Phan Phu Tiên, mà cụ là danh nhân của đất nước rồi, và cụ cũng được thờ ở ngoài chỗ Quốc Tử Giám rồi cho nên đình thờ này có đặc điểm hơn nơi khác là các cháu ở đây đi thi các kỳ thi quan trọng thì trước khi đi thì về qua đây xin các ngài phù hộ cho để đỗ đạt, hoặc các vị chức sắc của nhà nước, sau khi tốt nghiệp những cái như vậy rồi thì cũng về đây xin làm lễ thánh ở đây. Ở đây có phong tục rất hay hơn các nơi khác như thế, kể cả cưới xin