Đình Chèm

VOVGT - Những câu chuyện và truyền thuyết dân gian về Đình Chèm cũng mang nhiều nét hấp dẫn bất cứ du khách nào có dịp đến thăm nơi đây.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Đến với Kẻ Chèm hôm nay- một làng cổ còn bảo lưu được nhiều dấu tích truyền thống, đặc biệt là sự tồn tại gần như nguyên bản của một ngôi đình hơn 2000 năm tuổi, chúng ta sẽ được khám phá những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc qua câu chuyện được chính người dân làng Chèm kể lại.

Đình Chèm nhìn từ trên cao

Từ một ngôi đền thờ, qua những diễn biến văn hóa của nhiều thời đại, dưới nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho giáo, Phật Giáo, nay ngôi đền đã thành ngôi đình, dân gian quen gọi là Đình Chèm. Với những giá trị tổng hợp về kiến trúc và lễ hội, ngày 25/6/2018 vừa qua, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ.

 

Đến với Đình Chèm, ấn tượng đầu tiên dành cho du khách chính là không gian của Đình. Ngôi đình cổ kính nằm sát bên bờ đê sông Hồng với vị trí đẹp và theo đúng lý thuyết phong thủy của phương Đông: nhìn sông, tựa núi, vì thế không gian Đình Chèm luôn giữ được sự thoáng mát, dễ chịu, như trong một thế giới khác hoàn toàn với tiếng xe cộ tấp nập ngay ngoài mặt đường lớn.

Quá trình hình thành và xây dựng Đình Chèm như hiện nay cũng ghi dấu nhiều sự tích, truyền thuyết li kỳ. Ông Nguyễn Mạnh Thìn, trưởng BQL Di tích Đình Chèm cho biết:

 

Đình Chèm được xây dựng từ sau khi đức Thánh Chèm mất vào quãng từ năm 205-207 TCN, cách đây khoảng 2000 năm. Lúc đầu chỉ là cái am nhỏ, đến khi ông Triệu Sương sang làm kinh lược sứ, ông nằm mơ thấy Đức Thánh Chèm đàm đạo cùng ông sách chính sử, hỏi thăm thì biết ngài đã mất tại quê nhà, nên đến nơi thăm, thì thấy 1 cái am rất nhỏ.

Ông thấy ở bên nước mình, đức thánh chèm là 1 ng rất giỏi , dc nhà vua TQ rất sùng bái mà am nhỏ quá nên cho xây dựng to hơn. Từ năm 785, đến năm 864, lúc bấy giờ Cao Biền sang làm đô hộ sứ thì cũng được ngài linh mộng báo, giúp cho Cao Biền đánh giặc phương nam thành công, ông về mới tu sửa lại cái đền của ông Triệu Sương này to hơn, lấy gỗ quý để tạc tượng và đặt cho đền là đền Lý Hiệu Úy từ, bây giờ gọi là Đền Chèm, còn cái tên Đình Chèm thì sau này nhân dân cứ quen từ đình sang đền thì gọi là thế.

Đền Chèm chính là Đình Chèm thờ Lý Hiệu Úy, tức là thờ Đức thánh chèm. Kiến trúc nghệ thuật của Đình Chèm dc tọa lạc tại hữu ngạn bờ nam sông hồng, nhìn thẳng ra bờ sông, sát sông để nói lên công trình trị thủy của thánh chèm rất tốt, trải qua hơn 2000 năm nay mà nó vẫn đứng vững như thế này, ko suy chuyển. Mặc dù cấu trúc của đình Chèm có thời kỳ trùng tu, tu bổ nhưng vẫn giữ nguyên dc dáng vẻ ngày xưa.

Bên trong ngôi đình

Nằm bên bờ đê sông Hồng, Đình Chèm đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn vào năm 1915, khi nước lũ dâng cao, vỡ đê sông Hồng và đe dọa đến sự tồn tại của Đình.

Người dân làng Chèm đã dành hết tâm huyết và nỗ lực cứu Đình, tạo nên một sự kiện đặc biệt cho Đình Chèm khi kiệu được cả khối gỗ nặng và kết cấu chặc chễ với nhau mà không ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến kể lại sự kiện “Kiệu Đình Chèm” đặc biệt này:

 

Sự kiện Kiệu Đình mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, không chỉ cho thấy tầm quan trọng của Đình Chèm trong đời sống người dân Làng Chèm, mà còn thể hiện sức mạnh tinh thần đoàn kết, nhất trí cao độ của nhân dân trong việc tìm ra cách cứu Đình và giữ gìn nguyên bản giá trị kiến trúc và văn hóa của Đình Chèm.

Đó cũng là những bài học vô cùng nhân văn mà thế hệ cha ông đã để lại cho hậu thế. Những người dân làng Chèm luôn tự hào khi nhắc đến đình làng mình:

 

Đến với Đình Chèm, chúng ta không chỉ cảm nhận thấy sự khác biệt từ không gian xung quanh Đình, mà còn khám phá được nhiều nét kiến trúc độc đáo riêng có của Đình. Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng BQL di tích Đình Chèm giải thích những nét độc đáo trong kiến trúc Đình Chèm:

 

Đình Chèm được xây dựng theo dạng nội công ngoại quốc, như các đình khác nhưng nó có đặc biệt riêng, cấu trúc khác với các nơi vì ngay từ khi các bạn bước vào đình đã thấy nó có cái khác. Chỉ có đình chèm mới có 3 cột cờ, còn ko nơi nào có. Và nếu chùa thì chỉ có chùa Dâu mới có 3 cột cờ. Tại sao lại có 3 cột cờ? Vì Đức Thánh Chèm có 4 yếu tố đầu tiên: một là ngài là người ngoại giao đầu tiên của đất việt; hai là ngài là lưỡng quốc tướng quân của đất việt, 3 là ng đỗ hiếu liêm đầu tiên của đất việt, 4 là người đầu tiên tri ân các liệt sĩ của đất việt, tạo tiền đề đến thời đại HCM có ngày 27/7. Chính vì thế cột ở giữa là cờ quốc kỳ của tổ quốc, sau đến cờ nhà thánh thờ thần và cuối cùng là thờ phật.

Đình Chèm nó có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống tín ngưỡng của dân làng Chèm và của dân vùng Chèm và của cả dân thủ đô HN nói chung. Đó là vì công lao đánh giặc của đức thánh Chèm, giúp dân trị thủy sông Hồng, giúp dân có cuộc sống no ấm. Đặc biệt nữa là nhân dân làng Chèm tự hào vì đức thánh Chèm là người VN, nhưng lại được người TQ rất tôn sùng, vì ngài đã có công đánh giặc Hung Nô giúp Tần Thủy Hoàng, được tôn sùng thờ phụng đến bây giờ thì đình Chèm và Lễ hội đình Chèm là nơi giáo dục truyền thống yêu nước tốt nhất, lòng tự hào dân tộc tốt nhất, và tình đoàn kết tốt nhất thể hiện giữa 3 làng để giáo dục cho thế hệ trẻ hướng tới chân thiện mĩ, nó có ý nghĩa quan trọng như thế.