Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Theo cơ chế thị trường nhưng phải minh bạch

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng thông tin thêm về đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần, khi dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Ảnh nh họa

Theo dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần, tức mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Giá được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện.

Theo dự thảo, trước ngày 25 của tháng đầu tiên quý II, quý III và quý IV, EVN xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm để tính toán lại giá bán điện bình quân. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà EVN không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân.

Theo Chuyên gia Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam điều này là cần thiết vì lâu nay EVN lỗ triền ên, điều đó cũng ảnh hưởng tới ngành sản xuất điện: "Việc điều chỉnh giá điện là để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế cũng như đời sống mọi người. Điều chỉnh làm sao để EVN không lỗ, không những thế mà còn có lãi để tiếp tục đầu tư các hạng mục điện như các đường dây 500,520, và các nhà máy phát điện. Chứ nếu không để tình trạng này thì EVN sẽ lỗ suốt đời".

Còn Chuyên gia kinh tế tài chính, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính - cho rằng, điện cần được điều tiết theo cơ chế thị trường. Có thị trường mua bán rõ ràng, không có yếu tố độc quyền thì không cần thời gian bao lâu để điều chỉnh nữa: "Thực tế, chúng ta biết rằng cái việc điều chỉnh giá điện thì chúng ta có thể xem xét để điều chỉnh giá điện cho nó phù hợp với giá thị trường, để từ đó đảm bảo cho giá điện đi theo giá của các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh".

Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, hiện Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ là quy định mang tính pháp lý cao nhất liên quan điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Thế nhưng, Quyết định này đã không được thực thi một cách đúng đắn. Hiện thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cho đến nay vẫn không thực hiện được, bây giờ lại thay đổi và rút ngắn thời gian thì liệu có thực hiện được không:

"Với quyết định 6 tháng/ lần không thực hiện mà bây giờ lại đưa ra một phương án mới là 3 tháng điều chỉnh một lần thì tính khả thi có hay không? Mà khi tính khả thi không có thì luật pháp của Nhà nước đưa ra thì có hiệu lực hay không? Điều chỉnh 3 tháng thì chúng ta phải xem xét đối với ngành điện thì liệu 3 tháng có khả năng tính toán giá thành hay không? Vì nó là ngành hạch toán toàn ngành, cái tính toán chi phí tương đối phức tạp".

Trước đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện, nhiều chuyên gia năng lượng cho rằng, nhà chức trách cần đảm bảo công khai, tránh lạm quyền và giảm độc quyền của EVN. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng khi điều chỉnh giá điện cần lấy giá nhiên liệu, như giá than, làm chuẩn. Tức là, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại.

Và theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để nh bạch được cần nhiều yếu tố để nếu giá điện có tăng hay giảm thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như người dân dễ dàng chấp thuận, không nên gây ra các phản ứng trái chiều:

"Điều đầu tiên để cho thông tin công khai, nh bạch thì chúng ta cần có kiểm toán độc lập của các cơ quan kiểm toán đối với chi phí đầu ra đầu vào cũng như các chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí khác các mà doanh nghiệp sản xuất điện cũng như kinh doanh điện thực hiện trong từng thời kỳ nhanh chóng kịp thời. Nếu không có các báo cáo kịp thời cho 3 tháng thì rõ ràng chúng ta không có cơ sở để điều chỉnh giá điện theo 3 tháng. Đây là cái mang tính quyết định".

Giá điện được đề xuất sẽ được điều chỉnh với chu kỳ 3 tháng/lần, sẽ "có tăng, có giảm". Song, một số doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, thực tế vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm là được lựa chọn mua điện từ nhiều nguồn, chưa kể giá điện thay đổi liên tục có thể ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tin trong nước và quốc tế

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP

# Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, GDP năm 2023 dự kiến tăng trên 5%, so với tình hình khó khăn chung của thế giới đây là kết quả rất đáng khích lệ. 

# Một dự báo tích cực khác là theo HSBC, lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn vốn FDI, mang lại niềm hy vọng VN có thể tiến lên trong chuỗi giá trị, chuẩn bị cho một giai đoạn phục hồi mạnh mẽ khi chu kỳ thương mại đổi chiều. 

# Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị bổ sung ngân hàng vào nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. 

# Trong khi đó, lãnh đạo nhiều ngân hàng kỳ vọng, lợi nhuận sẽ tích cực trong quý cuối năm khi triển vọng kinh tế sáng hơn, tình hình tài chính của khách hàng được cải thiện. 

# Tính đến giữa tháng 10, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo, thu về trên 3,7 tỷ USD. Con số này đưa gạo Việt Nam chính thức lập kỷ lục lịch sử sau 34 năm tham gia thị trường thế giới. 

# Và với diễn biến hồi phục từ các thị trường, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN dự báo, XK thủy sản quý IV có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

# Với thị trường tiêu dùng: Bộ Công Thương vừa yêu cầu các ban ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung các điểm mới của Luật Bảo vệ Quyền lợi NTD bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.

# Và để kích cầu mua sắm, xả hàng hè, nhiều siêu thị điện máy đang đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn, thu hút khách hàng. Tivi là một trong những mặt hàng được giảm giá nhiều nhất, với mức giảm từ 60-80%. )

Đường ống nối Phần Lan và Estonia ở Biển Baltic đã ngừng hoạt động vào đầu tháng này sau khi nhà điều hành mạng lưới khí đốt Phần Lan Gasgrid báo cáo rằng nó bị rò rỉ. Ảnh: EPA

# Trước những lo ngại rằng tình hình xung đột Trung Đông và sự cố tại một đường ống ở Biển Baltic có thể đẩy giá tăng cao trở lại trong mùa Đông này, EU đang cân nhắc việc gia hạn mức giá trần khí đốt.

# Trong bối cảnh đó, 10 nước thành viên EU, trong đó có Đức, đã ký vào một bản đề nghị gia hạn các biện pháp pháp lý khẩn cấp đã được áp dụng trong thời gian khủng hoảng năng lượng trước đó do xung đột Nga-Ukraine gây ra.

# Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

# Còn theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch của thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và giảm xuống khi số lượng ôtô điện lưu thông trên toàn thế giới sẽ tăng gấp 10 lần trong thời điểm này.

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa hôm nay tại 1.101,7 điểm, giảm 4,2 điểm.

# Nhóm Ngân hàng tạo áp lực trở lại do ảnh hưởng của các mã đầu ngành BID, CTG, VCB. Vận động kém khả quan ở VNM, GAS, FPT, MSN cũng tác động tiêu cực đến chỉ số.

# Theo SSI Reseach, Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE cải thiện nhẹ 7% từ mức thấp ở phiên liền trước, đạt 9,6 nghìn tỷ đồng. NĐTNN duy trì bán ròng 560 tỷ đồng.