Di tích Quán La xã

Mỗi một vùng quê hay một khu vực đều có những nét văn hóa riêng hay những dấu tích lịch sử đọng lại của những năm tháng kháng chiến.

Chùa Khai Nguyên - Xuân La

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Trong chuỗi chương trình tìm hiểu về làng Quán La xã cũng như khu vực Xuân La – Kẻ Sở, chương trình Bánh xe đồng vọng sẽ chia sẻ cho quý vị thính giả thông tin về 2 di tích lịch sử tâm linh nổi bật tại vùng đất này.

Cả 2 di tích đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng và cấp bằng Di tích lịch sử Văn hóa năm 1992, đó chính là Chùa Khai Nguyên và Đình Quán La xã. Ông Nguyễn Văn Ngư – Trưởng tiểu ban quản lí di tích đình Quán La chia sẻ về 2 di tích này trước kia được nằm trọn trong 4 cánh cổng làng đặc biệt như thế nào:

 

Về phía chùa Khai Nguyên. Theo sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên thì chùa được xây dựng vào đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên (715). Đến năm Thiên Long đời Trần, thiền sư Văn Thao cho trùng tu quán, rồi dựng lại thành chùa thờ Phật, đặt tên là An Dưỡng Tự.

Sau đó, nhà sư đã đi đến nơi khác tu hành nên chùa trở nên hoang phế. Đến thời Lê, chùa mới được dựng lại với kiến trúc chùa như hiện nay. Ông Nguyễn Hồng Quân- Trưởng ban công tác Mặt trận đã có những chia sẻ về công tác xây dựng, trùng tu ngôi chùa.

 

Trụ trì chùa Khai Nguyên – sư Thích Đạo Lạc cũng chia sẻ sự tâm huyết của người dân Quán La xã dành cho những di tích tâm linh của làng:

 

Nằm cách chùa Khai Nguyên khoảng vài mét, Đình Quán La xã tọa lạc trên một gò đất cao giữa làng Quán La. Đình gồm có 3 gian thờ dọc, hai gian Tiền tế và một gian Hậu cung. Tổng thể khu này có 18 sắc phong của 18 đời vua. Ông Nguyễn Văn Dũng – PCT phường Xuân La chia sẻ thêm một số nét đặc biệt trong quần thể di tích đình Quán La:

 

Chùa Khai Nguyên và Đình Quán La xã còn là nơi tổ chức các sự kiện, tục lệ, lễ hội lớn diễn ra hằng năm như ngày giỗ đại lễ 24 tháng 2 âm lịch tai chùa Khai Nguyên, Đình Quán La xã thì có ngày giỗ Thánh hay ngày lễ Cầu Mát được dân làng và ban quản lí đình chùa cũng như địa phương duy trì đều đặn:

 
Hồ bán nguyệt trong khuôn viên chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên và Đình Quán La đã trở thành di tích lịch sử mang những ý nghĩa riêng biệt của vùng Xuân La – Kẻ Sở. Nơi đây cũng đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan cũng như là tìm hiểu đặc biệt là các ngày lễ lớn.

Chính vì vậy mà ban văn hóa phường Xuân La cũng đã có những kế hoạch thực hiện công tác đẩy mạnh phát triển du lịch tại vùng đất này đặc biệt là du lịch tâm linh. Ông Nguyễn Văn Dũng – PCT phường Xuân La cho biết:

 

Trong nhiều dấu tích lịch sử tại Quán La xã thì có một di tích đến nay vẫn có nhiều bí ẩn. Đó chính là hang Thông Thiền, nằm ngay dưới nền đình Quán La xã. Những câu chuyện hấp dẫn và thú vị về hang Thông Thiền sẽ được gửi đến với quý vị trong chương trình tiếp theo.