Để không lợi bất cập hại

Việc thưởng tiền báo tin vi phạm giao thông được coi là một trong những biện pháp nhằm huy động người dân báo tin vi phạm, tăng khả năng giám sát của cơ quan chức năng đối với các hành vi vi phạm giao thông.

Tuy vậy, cần có giải pháp phù hợp để bảo vệ người tố cáo, người cung cấp thông tin, để người dân thực sự yên tâm khi báo tin vi phạm.

Có nhiều chủ thể cần được bảo vệ, nếu áp dụng quy định thưởng tiền cho người báo tin có giá trị  góp phần đảm bảo TTATGT.

Trước hết, về phía người báo tin, nguy cơ không phải chỉ xuất hiện khi người đó được khen thưởng công khai – nếu vẫn áp dụng quy chế khen thưởng như hiện hành. Người báo tin vi phạm gặp rủi ro ngay từ quá trình gửi đi thông tin tố giác, và ở khâu tiếp nhận, quản lý, xử lý thông tin tố giác của cơ quan chức năng.

Cả hai cung đoạn này, thông tin đều có thể bị rò rỉ, dẫn đến người báo tin vi phạm bị lộ thông tin cá nhân, thậm chí có thể trở thành mục tiêu tấn công của người có hành vi vi phạm, hoặc của nhóm những người có thái độ coi thường pháp luật.

Nguy cơ càng cao hơn nếu tiền thưởng cho người tố giác lại được trích từ chính nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm, chứ không phải từ quỹ thi đua khen thưởng.

Nguy cơ càng cao hơn nếu tiền thưởng cho người tố giác lại được trích từ chính nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm, chứ không phải từ quỹ thi đua khen thưởng (Ảnh: V.V)

Để được thưởng, chắc chắc tin do người dân cung cấp phải có giá trị không nhỏ. Điều này đồng nghĩa, tính chất hành vi vi phạm phải ở mức nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến an ninh trật tự, an toàn giao thông, hoặc có tính điển hình, mà nếu không xử lý kịp thời, nghiêm nh thì hậu quả sẽ rất lớn.

Như vậy, mức phạt tiền với hành vi vi phạm này chắc chắn không nhỏ, chưa kể các chế tài bổ sung khác. Dùng tiền nộp phạt để thưởng cho người đã tố giác vi phạm, vô hình trung biến người báo tin và người “bị báo tin” đứng về hai chiến tuyến, đẩy người báo tin đến các nguy cơ bị trả thù.

Trong bối cảnh an ninh, an toàn dữ liệu trên môi trường mạng còn rất nhiều lỗ hổng, trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng phức tạp, tinh vi, thì những nguy cơ trên là hoàn toàn có thật và rất gần. Do vậy, sự e ngại của người dân là có căn cứ.

Điều này cũng lý giải một thực tế có vẻ mâu thuẫn, là mặc dù người tham gia giao thông rất bức xúc với các hành vi vi phạm, song không nhiều người ủng hộ phương án thưởng tiền cho người báo tin có giá trị. Đa số cho rằng, nên chọn hình thức khen thưởng, biểu dương khác, hoặc nếu thưởng tiền chỉ mang tính tượng trưng,  việc tiếp nhận và xử lý thông tin đó ra sao mới là điều quan trọng.

Thứ hai, về phía người “bị” báo tin vi phạm: Vi phạm TTATGT có thể tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây mất an toàn cho người khác và cho cộng đồng, song nguồn tin báo mới chỉ là một trong các manh mối, dữ liệu để phục vụ công tác điều tra, xác nh. 

Nếu nguồn tin báo không được quản lý tốt, bị phát tán trên môi trường mạng hoặc các kênh đại chúng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, thậm chí cả an toàn của người bị tố giác.

Ngay cả khi quan chức năng kết luận người đó không vi phạm hoặc chỉ vi phạm mức nhẹ, thì “được vạ, má đã sưng”, không một sự đính chính, thanh nh  nào có thể cứu vãn hậu quả.

Cân nhắc giữa việc được thưởng và cái giá của sự yên ổn, nhiều người chắc chắn sẽ đắn đo, nếu các rủi ro nhiều hơn lợi ích (Ảnh: Kinh tế môi trường)

Về phía cơ quan tiếp nhận và xử lý thông tin do người dân cung cấp, khi có cơ chế thưởng, cũng là lúc áp lực từ sự giám sát của người dân cao hơn so với trước kia rất nhiều. Thông tin nếu bị bỏ sót, hoặc xử lý không kịp thời, không đến nơi đến chốn, hoặc để rò rỉ, cơ quan chức năng đều đối mặt với trách nhiệm giải trình.

Hiệu quả xử lý tin báo sẽ quyết định mức độ nhiệt tình của người dân cung cấp những thông tin tiếp theo. Chưa kể, các rủi ro về sai phạm, tiêu cực, tham nhũng nếu cán bộ thiếu bản lĩnh, thiếu đạo đức trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin.

Tin báo vi phạm TTATGT gửi đến cơ quan chức năng, bản chất là tin tố giác vi phạm, vốn là một dạng thông tin nhạy cảm đặc biệt. Với những chiếc máy quay dơ lên ở khắp nơi, với các nguồn tin hiện trường ngày càng nhiều và đa dạng, nguy cơ lộ danh tính của người cung cấp lại càng cao. Cân nhắc giữa việc được thưởng và cái giá của sự yên ổn, nhiều người chắc chắn sẽ đắn đo, nếu các rủi ro nhiều hơn lợi ích.

Một biện pháp hỗ trợ đảm bảo TTATGT dù với mục đích rất tốt, cách tiếp cận rất phù hợp, song nếu thiếu cân nhắc kín kẽ về các hướng tác động để thiết kế quy định nhằm loại trừ rủi ro, thì sẽ khó đi vào cuộc sống, hoặc thậm chí phản tác dụng. Do vậy, thưởng thế nào và quản lý việc thưởng ra sao, đó vẫn là một câu hỏi cần trả lời thận trọng, trong quá trình hoàn thiện dự thảo quy định này.