ĐBSCL nỗ lực thu hút, vì sao nhà đầu tư vẫn kém mặn mà?

ĐBCSL vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐBSCL đang đứng trước cơ hội đón làn sóng đầu tư mới khi nơi đây đã hội tụ đủ cả ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Điều này được nh chứng rõ nét khi đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nằm trên tuyến hàng hải của trung tâm khu vực ASEAN. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, ĐBSCL có lợi thế thu hút đầu tư vào 5 cụm ngành, đó là cụm ngành lúa gạo, thủy sản, rau quả, du lịch và năng lượng.

Với những cam kết về tăng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL của Chính phủ đã cơ bản giải tỏa được tâm lý e ngại của nhà đầu tư về nút thắt hạ tầng. Tuy nhiên, tháo nút thắt trong thu hút FDI vào vùng này thì các địa phương cần vượt qua 5 thách thức, đó là: tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng logistics chậm được cải thiện, phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế và thiếu lao động có tay nghề.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cho thấy, lũy kế đến cuối tháng 4/2024, vùng ĐBSCL có 2.019 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 36,171 tỷ USD, xếp 4/6 vùng kinh tế cả nước về thu hút FDI về số dự án và tổng vốn đăng ký; chỉ cao hơn Tây Nguyên và Trung du ền núi phía Bắc. Các dự án FDI vào vùng chủ yếu quy mô không lớn, bình quân khoảng 17,9 triệu USD/dự án.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Minh Đức, Giám đốc Nhân sự, Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang, chia sẻ: Trong chiến lược phát triển từng doanh nghiệp đều có nghiên cứu thì tôi cho rằng vấn đề nghiên cứu thị trường đầu tiên đối với doanh nghiệp đó là quan trọng. Một khi doanh nghiệp đầu tư vào một vị trí thì đầu tiên cái người ta quan tâm phải là cái hạ tầng về cơ sở, hạ tầng giao thông, rồi các khu công nghiệp phụ trợ hoặc là khu dân cư mà phát triển theo. Điều thứ 2 nữa là vấn đề đối với một số ngành nghề đặc biệt là xuất nhập khẩu như chúng tôi thì công tác logictics, công tác giao thương mà mình phải biến lợi thế lớn nhất của mình ví dụ các quốc lộ, sân bay quốc tế.

Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang hoạt động ngày càng hiệu quả tại Hậu Giang (Thanh Phê -VOVgiaothong)

Theo các chuyên gia, để thu hút địa bàn các tỉnh, thành ở ĐBSCL cần thiết phải tăng cường liên kết vùng trong thu hút đầu tư FDI phải có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài thật sự hấp dẫn. Tại Hậu Giang, địa phương đang đẩy mạnh thu hút đầu tư dựa trên cơ sở quỹ đất sạch dồi dào, chính quyền thân thiện, chế độ ưu đãi nhà đầu tư hấp dẫn, vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, đặc biệt là 2 tuyến cao tốc đang được đầu tư xây dựng…

Ông Võ Thanh Phong, Tổng giám đốc Vinalines Hậu Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Trong thời gian tới, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, công nghệ chế biến để làm sao thu hút được các nhà đầu tư mà tỉnh chuẩn bị xây dựng trong thời gian tới. Họ lo ngại về vấn đề lao động và nhân lực phục vụ cho các ngành nghề của các doanh nghiệp là vấn đề lớn. Còn nguồn vốn, phương tiện đi lại, hệ thống giao thông hiện nay tương đối thông suốt và sắp tới là hệ thống đường cao tốc.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang, tính đến tháng 5/2024 toàn tỉnh có 321 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 184.733 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 25 dự án FDI với tổng vốn 754 triệu USD. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, so với trong vùng và cả nước thì thu hút doanh nghiệp FDI của tỉnh còn khá khiêm tốn. Tỉnh đang tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp FDI: Qũy đất công nghiệp cũng rất hạn chế với khu vực ĐBSCL, cho nên khi muốn thành lập một khu công nghiệp tập trung thì cả vấn đề. Ngoài ra, đặc trưng của khu vực ĐBSCL nền đất yếu, theo cơ quan chuyên môn thì hàng đều có sụp lún tự nhiên. Ngoài ra, chi phí việc đầu tư thì phải nói là cao so với các vùng khác, chi phí đầu tư kể cả chi phí giải phóng mặt bằng.

Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh lợi thế có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực và cả nước, cũng như có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là về chất lượng điều hành, quản trị được đánh giá cao, thì ĐBSCL là vùng có tiềm năng rất lớn trong phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch và là xu thế của nền kinh tế toàn cầu.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, cho biết: Đối với chúng ta phát triển năng lượng sạch, không chỉ là lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều chục tỉ đô la Mỹ mà vấn đề quan trọng là nó sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng cho chúng ta thu hút được các dòng đầu tư chất lượng cao trên thế giới. Bởi vì dòng đầu tư chất lượng cao bao giờ cũng đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng sạch năng lượng tái tạo...

Cảng VIMC Hậu Giang đáp ứng đầy đủ điều kiện đón tàu trọng tải lớn (Thanh Phê -VOVgiaothong)

 Bên cạnh những tiềm năng thì theo TS Vũ Tiến Lộc, ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức, nút thắt lớn đó là về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế. Gần đây “nút thắt” về hạ tầng của vùng ĐBSCL dần được tháo gỡ với hàng loạt dự án cao tốc và quy hoạch phát triển trung tâm logistics...Đối với “nút thắt” về thể chế đang là vấn đề rất lớn. Trong đó, vấn đề quy hoạch phát triển, thủ tục hành chính và pháp lý sẽ gây cản trở không nhỏ trong việc thu hút nguồn lực đầu tư vào vùng này.

Tại ĐBSCL, thời gian qua nhiều địa phương trong vùng đã “dọn ổ” để đón “đại bàng” về, tuy nhiên với những rào cản về thể chế, đặc biệt là nguồn lao động và thông tin về địa phương chưa thật sự nhiều, sâu rộng đủ doanh nghiệp FDI có thể tiếp cận dễ dàng nên dù có nỗ lực, song những đại bàn lớn về đầu tư ở vùng đất này vẫn chưa nhiều. Do vậy, muốn đón “đại bàng”, các địa phương phải tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, đưa ra nhiều cam kết, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Nếu nâng cao hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực mà không thu hút, nâng cấp được sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và logistics thì người ta sẽ không đến ĐBSCL. Cho nên phải rất đồng bộ cái này để người ta ở lại hoặc kéo đến ĐBSCL.

Hiện nay, các nhà đầu tư giỏi, những người giàu họ đến làm việc có chất lượng, họ đòi hỏi 3 điều: xanh mướt từ A đến Z trong sản xuất, kinh doanh. Điện phải xanh. Cái thứ hai xanh mướt trong cuộc sống. Cái thứ 3, số phải tốt, và cùng với cái đấy là chất lượng dịch vụ.

Để thu hút các doanh nghiệp FDI vào ĐBSCL, các chuyên gia cho rằng còn nhiều việc phải làm. Các địa phương cần xác định tầm nhìn chiến lược, tháo gỡ từng điểm nghẽn hiện hữu, biến không thành có, biến khó thành dễ, từng bước đưa vùng trở thành nơi hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.