Dạy đạo đức, hãy thôi giáo điều

Môi trường học đường – nơi mà đáng lẽ là chuẩn mực của sự lành mạnh, an toàn và dạy cho chúng ta nhiều điều về văn hóa ứng xử, nhân cách sống lại đang là nơi khiến cho chúng ta phải lo lắng. 

Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường phải được coi là trọng tâm. Ảnh nh họa

Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đã được ban hành và áp dụng; hàng năm thầy cô, học sinh đều được tuyên truyền, phổ biến, học tập về văn hóa ứng xử trong trường học, gia đình và cộng đồng; nhiều chương trình thực hiện nếp sống văn nh đã được triển khai, nhưng số vụ việc bạo lực học đường vẫn tăng dần với tính chất càng nghiêm trọng hơn và không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích đơn thuần giữa học trò.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Hai nữ sinh cùng có tình cảm cá nhân với một nam sinh, xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội rồi hẹn nhau ra giải quyết và dẫn đến đánh nhau. Đáng buồn là xung quanh bạn bè vừa hò reo, vừa quay clip. Cách đây 1 tháng, tại TP HCM cũng xảy ra sự việc tương tự. 

Đạo đức, văn hóa ứng xử ở trường học đang khiến chúng ta chỉ biết “nhìn” như vậy?

Khi cánh cổng trường khép lại, những đứa trẻ đang ở tuổi lớn, sẽ đánh rơi ở phía ngoài kia những bài học về văn hóa ứng xử mà cha mẹ, ông bà đã dầy công rèn giũa khi ở nhà. Khái niệm đúng – sai, “lễ giáo”, kỷ luật, đòn roi … trở thành những điều vô nghĩa, thậm chí là phản tác dụng trong một xã hội dần thực dụng hơn và có sự chi phối của môi trường mạng. 

Môi trường học đường – nơi mà đáng lẽ là chuẩn mực của sự lành mạnh, an toàn và dạy cho chúng ta nhiều điều về văn hóa ứng xử, nhân cách sống lại đang là nơi khiến cho chúng ta phải lo lắng. 

Điều đáng nói, những vụ việc như thế này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, khi Bộ GD&ĐT đưa ra con số, mỗi năm tại Việt Nam xảy ra gần 1.600 vụ việc đánh nhau ở trong và ngoài trường.

Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đã được ban hành và áp dụng; hàng năm thầy cô, học sinh đều được tuyên truyền, phổ biến, học tập về văn hóa ứng xử trong trường học, gia đình và cộng đồng; nhiều chương trình thực hiện nếp sống văn nh đã được triển khai, nhưng số vụ việc bạo lực học đường vẫn tăng dần với tính chất càng nghiêm trọng hơn và không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích đơn thuần giữa học trò.

Lớp học, giảng đường phản chiếu một phần xã hội bên ngoài – nơi mà bạo lực dường như trở thành một phương thức khá phổ biến và hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn. 

Còn ở trường, học sinh đang được dạy về văn hóa ứng xử như thế nào? Bộ môn Giáo dục Công dân, Đạo đức có thực sự trở thành mối quan tâm của các em? Nếu giáo viên không tìm cách “mở” mọi vấn đề đến tận cùng thực tế để các em coi đó là chuyện của chính mình thì sẽ chỉ là những bài học khô khan, giáo điều. 

Ở độ tuổi nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi ứng xử trong xã hội, nhu cầu khám phá bản thân, khẳng định cái Tôi của các em càng trở nên mạnh mẽ. 

Bởi vậy, chẳng áp đặt được đâu. 

Người lớn, hãy thấu hiểu và làm gương, đừng “sáo rỗng” mà hãy đồng hành.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 30/11 tại đây: