Dành cho lái mới: Thầy dạy lái chỉ mẹo giữ khoảng cách an toàn trên cao tốc

Nếu bạn hoàn toàn không đọc được số trên biển số xe phía trước thì khoảng cách 2 xe rất an toàn. Nếu nhìn thấy số nhưng bị mờ là bạn đang giữ được một khoảng cách tương đối an toàn với xe phía trước. Khi đã đọc rõ từng số trên biển thì tốt nhất hãy giảm t

Tai nạn là điều chẳng ai muốn xảy ra, nhưng đa số các vụ tai nạn đều bắt nguồn từ việc các lái xe không giữ đúng tốc độ, khoảng cách. Ảnh nh hoạ

Việc tham gia giao thông ở trong thành phố, thói quen bám đuôi có thể không quá nguy hiểm vì tốc độ không cao nhưng nếu mang thói quen này đi ra cao tốc, quốc lộ hay xa lộ (nơi mà tốc độ thường ở mức 80 – 100km/h, thậm chí có nơi 120km/h) thì lại vô cùng nguy hiểm vì không thể làm chủ được tình huống bất ngờ có thể xảy ra. 

Chưa kể đến việc, khi phanh gấp với tốc độ cao phải mất một đoạn để xe có thể dừng lại. Hay thậm chí trong tình huống một xe phanh gấp dẫn đến các xe phía sau không xử lý kịp và tạo nên các vụ va chạm liên hoàn, dồn toa… 

Việc duy trì khoảng cách an toàn sẽ giúp cho các lái xe có đủ thời gian đạp phanh, dừng xe hoặc chuyển làn mà không xảy ra va chạm, thậm chí việc giữ khoảng cách cũng tạo tầm nhìn quan sát tốt cho lái xe vì không bị xe trước che khuất tầm nhìn.

Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được khoảng cách an toàn trên đường cao tốc. Do đó, anh Đức Dũng - một giáo viên dạy lái xe lâu năm tại trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp tài xế có những hành trình an toàn và tự tin hơn khi di lưu thông trên đường cao tốc.

“Vấn đề quan trọng nhất khi bạn điều khiển xe trên cao tốc là luôn phải giữ được khoảng cách an toàn đối với xe chạy phía trước. Tài xế sẽ ước lượng được khoảng cách giữa ô tô mình đang điều khiển và ô tô di chuyển phía trước để luôn giữ được khoảng cách an toàn nhất với từng tuyến đường và tốc độ quy định trên cao tốc”, anh Dũng nói.

Với kinh nghiệm dạy lái lâu năm, anh Dũng chia sẻ:

Quy tắc 5 giây, chọn một điểm cố định trên đường, quan sát xe phía trước khi lướt qua điểm mà bạn đã chọn thì bắt đầu đếm nhẩm từ 1 - 5 giây. Nếu đếm đến 5 giây mà xe của bạn chưa qua hay vừa ngang bằng điểm mà bạn đã chọn thì khoảng cách giữa 2 xe là an toàn, đủ để bạn xử lý được những tình huống khẩn cấp.

Quy tắc 3 giây, đây là phương pháp phổ thông mà ai cũng cần phải nắm rõ dù là di chuyển ở bất cứ cung đường nào. Bản chất của quy tắc này dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, đà quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn và tránh được va chạm.

Công thức như sau: nhân vận tốc của xe với 3 rồi chia 10 sẽ cho ra kết quả số mét khoảng cách tối thiểu bạn cần giữ giữa xe của bạn và xe phía trước. Ví dụ, nếu đi với vận tốc 120km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe phía trước sẽ là 120 x 3/10 = 36m.

Tuy nhiên, nếu trong điều kiện thời tiết xấu (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) bị hạn chế tầm nhìn thì cần tăng khoảng cách an toàn lên.

Biển báo hiệu khoảng cách, nếu dựa vào biển báo hiệu khoảng cách mẫu bên lề phải để nhận biết khoảng cách thực tế giữ 2 xe thì chỉ cần nhìn biển số của xe phía trước (chỉ áp dụng ban ngày trong điều kiện thời tiết bình thường). 

Cụ thể, nếu bạn hoàn toàn không đọc được số trên biển số xe phía trước thì khoảng cách 2 xe là rất an toàn. Nếu nhìn thấy số nhưng bị mờ là bạn đang giữ được một khoảng cách tương đối an toàn với xe phía trước.

Còn khi đã đọc rõ từng số trên biển thì tốt nhất hãy giảm tốc độ để khoảng cách 2 xe xa hơn, vì lúc này khoảng cách không an toàn rất dễ xảy ra tai nạn giao thông khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Một số lưu ý khi tham gia giao thông trên đường cao tốc

- Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc.

- Tuyệt đối không chạy song song hoặc gần các xe ở làn bên cạnh, hãy duy trì khoảng cách tối thiểu là 100m. Bởi nếu xe ở làn bên cạnh gặp sự cố thì chúng ta chắc chắn cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.

- Mở tầm mắt quan sát càng xa càng tốt để có thể nhận biết được mọi tình huống có thể xảy ra hoặc những trường hợp nguy cấp trên đường.

- Khi vượt qua các phương tiện khác cần nhớ 3 thao tác sau: “Nhìn gương – ra tín hiệu – di chuyển”. Trước tiên cần kiểm tra gương để quan sát tình hình giao thông phía sau hoặc bên cạnh, rồi ra hiệu bằng đèn tín hiệu và di chuyển một cách an toàn.

Tuy nhiên, một số trường hợp các lái xe cần quay đầu lại kiểm tra điểm mù (bởi một số khu vực không nhìn thấy qua gương) để tránh va chạm.

- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy lái xe vào lề đường bên phải và ra khỏi luồng giao thông trước khi dừng lại. Sau đó, dật đèn dừng khẩn cấp và ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm khoảng 50m phía sau xe của bạn để cảnh báo cho những xe phía sau.