Dành cho lái mới: Một số mẹo chống say xe

Để điều trị say xe, có thể sử dụng các biện pháp khác nhau, bao gồm cả biện pháp y tế hoặc đơn giản chỉ là tạo ra những thay đổi trong môi trường (chẳng hạn như ngồi cạnh cửa sổ khi di chuyển bằng xe hơi). Ngoài ra, thuốc cũng là một lựa chọn và mỗi người

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng say xe là do các tín hiệu truyền đến não bộ từ các giác quan không thống nhất với nhau. Chẳng hạn như khi bạn ngồi trên một chiếc xe chạy thật êm và mắt không cảm nhận sự chuyển động, trong khi đó các hệ thống tai trong và não kiểm soát cân bằng và tư thế (hệ thống tiền đình và cảm giác bản thể) lại nhận thấy cơ thể đang di chuyển. 

Các tín hiệu mâu thuẫn này khiến não bị nhầm lẫn khi xử lý thông tin và gây ra một loạt các triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, đổ mồ hôi, ợ hơi, dạ dày cảm thấy khó chịu, nôn, thở quá nhanh… 

Một số chia sẻ của những người say xe:

“Mỗi lần em ngồi đằng sau y như rằng là phải nhắm tịt mắt, ngủ mê ết để quên đi cảm giác say xe”.

“Xe em lái thì không sao mà cứ ngồi cho người khác lái lại chóng mặt”.

“Em lái xe nhiều năm rồi, nhưng cứ hễ ngồi ra sau là lập tức say xe”.

Vậy tại sao có người bị say xe mà có người thì lại không bị? Câu hỏi này vẫn chưa tìm được lời giải thích rõ ràng. Song hầu hết những người từng say xe đều tìm mọi cách để chống lại cơn say xe nhằm cải thiện tình trạng trong các chuyến đi sau.

Dưới đây là một số phương pháp chống say xe do các bác tài chia sẻ:

Kiểm soát chế độ ăn uống

Cách chống say xe là nên hạn chế ăn no, không dùng các thức uống có cồn, ga hay những thực phẩm giàu chất béo, các sản phẩm được chế biến từ đậu, nếp… Ngoài ra, khói thuốc lá hay những thực phẩm có mùi nồng, cay có thể làm các triệu chứng say trở nên nặng hơn.

Thay vào đó hãy khởi động trước cuộc hành trình bằng bữa ăn nhẹ như bánh quy có thể giúp bạn hết buồn nôn và tránh cơn đói. 

Đảm bảo giấc ngủ trước khi khởi hành

Trạng thái cơ thể cũng quyết định rất nhiều đến trải nghiệm trong các chuyến đi, nếu cơ thể đang trong trạng thái mệt mỏi thì khả năng say xe là rất cao, ngay cả với những người ít say xe. Do đó, trước mỗi cuộc hành trình, hãy đảm bảo cho cơ thể mình luôn ở trong trạng thái tốt nhất, nếu phải di chuyển quãng đường xa hãy chú ý ngủ đủ giấc, không nghĩ ngợi hay lo lắng nhiều…

Lựa chọn ngồi vị trí đầu, tránh ngồi ở đuôi xe

Nếu là một người dễ bị say xe, hãy ưu tiên lựa chọn các hàng ghế đầu hoặc giữa để ngồi. Tránh ngồi ở các hàng ghế sau vì dễ chịu dằn xóc, dao động mạnh dẫn đến say xe. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ngồi cạnh, nhìn hoặc nghe bàn luận về những người bị say xe. Điều đó dễ khiến bạn có cảm giác nôn nao.

Không đọc sách báo, sử dụng điện thoại

Nguyên nhân say xe là do hệ tiền đình cmả nhận đượ sự dao động, chuyển động của cơ thế. Nhưng nếu mắt quá tập trung vào 1 điểm đứng yên như đọc sách báo, điện thoại di động… sẽ khiến bộ não rối loạn trong việc xử lý, dẫn đến tình trạng say xe. 

Bấm huyệt

Theo Đông y, say xe là do khí ở bụng không thông, thêm vào việc xe di chuyển làm cơ thể lắc lư gây nên tình trạng mất cân đối khiến thanh khí (khí sạch) không lên mà thay vào khí bẩn. Mặc dù có nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của việc bấm huyệt đối với chứng say xe nhưng cũng nên thử, cho dù chỉ để bạn cảm thấy yên tâm hơn. Để cải thiện tình trạng này có thể ấn 2 huyệt nội quan và hợp cốc.

Để tìm huyệt đạo này, hãy đặt 3 ngón tay (trỏ, giữa, đeo nhẫn) của bàn tay phải lên trên cổ tay trái, bắt đầu từ dưới nếp gấp. Huyệt này ở dưới ngón trỏ, nếu cảm thấy 2 gân lớn dưới ngón tay là bạn đã tìm đúng vị trí huyệt.

Ấn ngón cái hoặc ngón trỏ vào huyệt đạo này trong 4 - 5 giây. Có thể làm với một bên cổ tay hoặc cả hai.

Dùng dầu gió

Đây là cách phòng chống say xe được nhiều người áp dụng, đến mức mà trên xe các bác tài thường chuẩn bị sẵn dầu gió đề phòng khách đi muốn sử dụng. Mùi dầu gió sẽ giúp xoa dịu cơ thể, nhất là khi cơ thể phản ứng mạnh với mùi ô tô.

Uống trà hoa cúc hoặc gừng tươi

Hoa cúc là một loại thảo dược làm dịu dạ giày, giảm tiết axit.. Trước khi khởi hành, hãy chuẩn bị một bình trà hoa cuộc được pha sẵn trong bình giữ nhiệt để mang theo uống khi cần. 

Ngoài ra, gừng tươi cũng là một cách chống say xe khá hiệu quả. Trước 30’ khi chuẩn bị khởi hành, có thể uống 1 – 2g gừng để có tác dụng tốt nhất. Lưu ý, nếu sử dụng các thuốc làm loãng máu theo đơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn uống nước gừng.

Rễ cam thảo

Cam thảo là một loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích, trong rễ cây cảm thảo có chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp giảm cơn đau do loét dạ dày, kích thích axit dạ dày, giúp tiêu hóa tốt và giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn…

Về cách dùng, có thể nhai trực tiếp hoặc sắc theo thang thuốc hay cũng có thể dùng các sản phẩm có chứa thành phần cam thảo như trà, kẹo…

Dùng các loại vỏ trái cây

Vỏ quýt, cam, chanh, bưởi… được mọi người áp dụng khá phổ biến để chống say xe, đặc biệt hợp với những người kỵ mùi trên ô tô. Tinh dầu trong vỏ của các loại trái cây thường có hương thơm dễ chịu, tác dụng an thần, chống có thắt dạ dày, hạn chế đau đầu, buồn nôn…

Khi đi xe, đối với những người say xe có thể mang theo, gập đôi lại và đặt ở mũi để ngửi. Ưu tiên vỏ quýt vì có mùi thơm dễ chịu nhất.

Hít thở khí trời

Thi thoảng hãy tắt máy lạnh, hạ cửa kính, hít thở không khí ngoài trời việc này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Không nên áp dụng cách này khi di chuyển trong các tuyến đường nhiều xe cô, mật độ bụi dày.

Nếu các biện pháp thất bại, hãy sử dụng thuốc

Trong trường hợp các biện pháp trên không thành công, hãy sử dụng các loại thuốc không kê đơn như dramane hoặc meclizine, đây là cách hiệu quả nhất dành cho những người bị say xe nặng. Thời gian uống thuốc hầu hết được ghi kỹ trong giấy hướng dẫn sử dụng và phổ biến nhất thường là khoảng 30 phút trước khi khởi hành.

Dù được xem là một trong các cách chống say xe hiệu quả nhất nhưng dùng thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tác dụng phụ. Theo chuyên gia, tác dụng phụ của thuốc chống say xe là buồn ngủ, khô ệng, nhìn mờ, táo bón, rối loạn tâm thần… Thậm chí, các loại thuốc say xe còn không phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai/cho con bú… 

Do đó, nhiều lời khuyên đưa ra không nên lạm dụng thuốc say xe. Chỉ nên dùng trong trường hợp thực sự cần thiết và qua tư vấn của bác sĩ. Thay vào đó nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chống say xe bằng thảo dược như tinh dầu, gừng, cam thảo…