Đã đến lúc sửa Nghị định 24 để vàng SJC hết "một mình một chợ" (Phần 2)

Theo các chuyên gia, đã đến lúc sửa Nghị định 24 để vàng SJC hết một mình một chợ. Giải pháp nào để đảm bảo thị trường vàng phát triển ổn định và bền vững?

 

Ảnh nh họa

Dẫn kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: "Theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa. Các ngân hàng trung ương các nước hầu như không quản lý trực tiếp việc kinh doanh vàng, vì họ coi đó là hàng hóa thông thường. Vàng được quản lý bởi các cơ quan như bộ thương mại, hay bộ kinh tế… Còn ngân hàng trung ương chỉ quản lý ngoại hối, dòng tiền ngoại tệ".

Các chuyên gia cũng đề nghị, đã đến lúc phải Nhà nước phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện sản xuất vàng trang sức một cách thuận lợi, có nguyên liệu chính thống để đáp ứng nhu cầu của người dân; đồng thời, đảm bảo sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới để hạn chế những bất cập trên thị trường trong nước hiện nay.  

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Việt Anh - Phó Tổng giám đốc TPBank, cho rằng nếu cho kinh doanh vàng mà chưa gắn với điều chỉnh nguồn cung thì chưa xử lý được vấn đề chênh lệch giá. Do đó, cần mở rộng từ phía nguồn cung:

"Nên trả việc này về cho thị trường tài chính. Với người mua đầu tư, có lúc mua, lúc bán, nhưng do không có hình thức nào khác nên nhu cầu này dồn hết về vàng vật chất, tạo nên các chi phí, nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu có các công cụ giao dịch vàng phi vật chất, áp lực với thị trường vàng vật chất sẽ không còn".

Còn theo GS.TS Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong bối cảnh mới phải thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng. Theo đó, cần nghiên cứu để đưa thị trường vàng trở thành bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, để từ quản lý thị trường nh bạch, hiệu quả và đưa được nguồn lực lớn vào phát triển kinh tế:

"Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm các nước để cho phép đưa vàng vào giao dịch kỳ hạn trên sàn như các hàng hóa khác, với điều kiện các thành viên tham gia có đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp. Đồng thời, chúng ta có thể thành lập quỹ tín thác ETF vàng, để người dân có nhu cầu đầu tư có thể tham gia mà không cần tích trữ vàng vật chất".

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nên thành lập Sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng nh bạch, hiệu quả theo đúng xu hướng của thế giới. GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nêu ý kiến, sàn giao dịch này sẽ góp phần lưu thông mua bán vàng trên thị trường, là công cụ để để điều hoà thị trường:

"Khi chúng ta có một cái Sàn giao dịch vàng, người dân sẽ thay đổi được tâm lý; đó là có thể thu mua vàng trên sàn, mua chứng chỉ vàng, vàng của tôi ở đấy. Như vậy người dân sẽ không phải lo chuyện cất trữ vàng và vàng đấy sẽ được nằm trên thị trường, chứ nó không nằm trong két sắt. Và như thế thì hàng hóa sẽ được lưu thông trong thị trường, mua bán được.

Khi đó chúng ta không phải ngay lập tức phải mua vàng thế giới về đúc thành ến để bán. Chúng ta vẫn có vàng để bán trên thị trường, công cụ để điều hòa khi giao dịch vàng trên tài khoản như thế khi sử dụng các công cụ phái sinh bán vàng theo hợp đồng- Khi đấy nó đảm bảo là phản ứng rất kịp thời".

Theo ông Cường, việc phát triển thị trường vàng phi vật chất với các sản phẩm đa dạng và các công cụ phái sinh là phù hợp để điều hòa thị trường cân đối, có lợi cho người dân, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc cho phép mở sàn giao dịch vàng kỳ hạn, phát hành chứng chỉ về vàng… đòi hỏi phải có khung khổ pháp lý phù hợp, nh bạch.

Thông tin trong nước

Ảnh: Vnbusiness

# Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 đến nay, một số ngân hàng thương mại bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở cả kỳ hạn ngắn và dài. Diễn biến này được cho là khá lạ trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác tiếp tục giảm lãi suất đầu vào và tăng trưởng tín dụng giảm 0,6% trong tháng đầu năm.

Trong khi đó, tại TP.HCM, đã có hơn 1,1 triệu khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã được cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và giảm lãi suất cho vay trong giai đoạn 2022 - 2023 trên địa bàn.

# Đáng chú ý, Việt Nam sẽ đón lượng lớn nguồn cung văn phòng mới vào năm 2024; trong đó tập trung chủ yếu tại hai thị trường văn phòng chính là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là nhận định được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng thị trường văn phòng châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 vừa được Công ty Dịch vụ bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield công bố.

Còn theo Chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội, đến năm 2030 thành phố sẽ hoàn thành 3,74 triệu m2, phấn đấu triển khai 56.700 căn hộ xã hội cho người dân.

# Đáng nói, ngay sau Tết nguyên đán, theo chính sách từ hãng và ưu đãi từ các nhà phân phối, hàng loạt mẫu xe đã giảm giá mạnh để kích cầu thị trường. Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 2/2024, một số đại lý đẩy mạnh bán hàng và đưa ra nhiều chương trình giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, dù trong dịp Tết năm nay, lượng hành khách nội địa của ngành hàng không thấp hơn so với năm ngoái nhưng điều nghịch lý là giá vé máy bay vẫn đắt đỏ và khan hiếm dù đã qua Rằm tháng Giêng.

# Ở một diễn biến khác, hôm nay giá vàng SJC được các doanh nghiệp đồng loạt đẩy lên mốc đỉnh mới trong năm.

 Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng ếng bán ra 79,5 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng so với chiều qua, xác lập kỷ lục cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Bật tăng ngay từ đầu phiên, VNIndex tiếp tục hồi phục tích cực và lấy lại toàn bộ mức giảm cũng như hấp thụ tốt lực cung khớp lệnh kỷ lục trong ngày 23/2.

Chỉ số đóng cửa gần như cao nhất phiên, ở ngưỡng 1.237,5 điểm, tăng 13,3 điểm (+1,1%).

# Động lực chính cho đà hồi phục tiếp diễn nhờ dẫn dắt của nhóm Ngân hàng và sự trở lại của hai nhóm trụ cột Bất động sản và Thép – Tôn mạ.

Đồng thời, các nhóm Thủy sản, Dầu khí, Khí đốt, Hóa chất cũng khởi sắc hơn mặt bằng chung. Tác động ở chiều giảm điểm vẫn chưa đáng kể, chủ yếu do cung chốt lời nhẹ ở BID (-1,1%).