Đã đến lúc 'khoan thư sức dân' hay chưa?

Trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 ngày càng sâu rộng, Chính phủ đã bắt đầu bàn đến phương án “khoan thư sức dân” để hỗ trợ tốt hơn cho người dân sớm vượt qua đại dịch.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
“Khoan sức dân” trước hết là việc “giảm gánh nặng về các khoản phải đóng” của người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Zing

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - Giảng viên Trường chính sách công và quản lý, Đại học Fullbright Việt Nam.

PV: Trong cuộc họp thường trực Chính Phủ mới đây và nhiều lần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập đến việc "khoan thư sức dân" trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành ngày một phức tạp. Theo Tiến sĩ, thời điểm này đã phù hợp để bắt đầu "khoan sức dân" hay chưa?

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: Đây là bối cảnh phù hợp để Việt Nam xem xét làm sao để khoan thư sức dân, làm sao để nguồn lực của người dân của xã hội để chính người dân và doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả sẽ giúp cho sự phát triển của xã hội tốt lên, khả quan hơn.

Tôi xin nhắc lại là vai trò của Nhà nước là làm cho tổng nguồn lực trong xã hội được sử dụng một cách hiệu quả nhất và mang lại sự công bằng cho toàn xã hội, do đó việc khoan thư sức dân trong bối cảnh hiện tại là rất cần thiết.

PV: Chủ trương "khoan sức dân" nếu thông qua sẽ bao gồm hàng loạt giải pháp nhằm hỗ trợ sức chống chọi của người dân và nền kinh tế. Vậy theo ông thì đâu là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất nếu thực hiện "khoan sức dân"?

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: Trong bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất là làm sao giảm thiểu tối đa sự những nhiễu, gây khó khăn của các cán bộ công chức nhà nước đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Nếu làm được vậy thì việc khoan thư sức dân sẽ là nhân tố tốt nhất.

PV: Xin cám ơn ông!

---

Mời các bạn nghe lại nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 26/8 tại đây: