Cơn bão đi qua tình người ở lại

Người dân miền Trung vừa trải qua một năm đầy sóng gió, theo đúng nghĩa bóng và cả nghĩa đen. Lũ tiếp lũ, bão chồng bão, khốc liệt và tang thương.

Thế nhưng, chính trong quãng thời gian khúc ruột ền Trung oằn mình trước thiên tai dồn dập, cũng là lúc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào càng tỏa sáng và thắm thiết hơn bao giờ hết. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Cứu trợ cho người dân tại các xã Phương Điền và Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt do lũ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Khi lũ dâng lên ở ền Trung, một làn sóng của những hoạt động từ thiện, hướng về ền Trung cũng lập tức dâng lên mạnh mẽ trong cộng đồng. Từ trẻ em đến cụ già, từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng thấy nói chuyện quyên góp ủng hộ đồng bào.

Ai cũng muốn làm một cái gì đó, để nhường cơm sẻ áo với người ền Trung đang lóp ngóp trong mưa lũ. Chưa khi nào, còn ba tháng mới Tết mà nhà nhà đã đỏ lửa nấu bánh tét, bánh chưng:

"Nói chung suy nghĩ đơn giản, thấy mọi người ở ngoài kia đang khó khăn, vất vả, đói khát. Thôi thì mình không có của thì góp tý công lên phụ giúp với mọi người ở đây”.

"Làm như thế này thì cảm thấy rất vui, cảm thấy mình cũng đóng góp được công sức để giúp đỡ được các đồng bào. Cho dù không phải là quê hương của mình nhưng mà mình cảm thấy rất là đau khi nhìn thấy những người ngoài đó người ta đang gặp nạn".

"Thấy ngoài rất đau xót và đau lòng nên đến đây để góp 1 phần công sức và tiền của. Lá lành dùm lá rách, là rách đùm lá rất nữa"

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội, rất nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi, vận động ủng hộ để giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ. Người nổi tiếng biểu diễn gây quỹ Miền Trung, người bán kẹo kéo, vé số dạo cũng đứng ra kết nối tấm lòng thiện nguyện, từ chính công việc cảu mình.

Theo Giáo sư tiến sỹ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá – Du lịch, tinh thần tương thân, tương ái trong đợt bão lũ vừa qua đã thể hiện đậm nét truyền thống lâu đời của người Việt.

Không chỉ hỗ trợ bà con về lương thực, thực phẩm, nhiều tổ chức cá nhân còn chung tay vận chuyển cả thuyền, xuồng, những chiếc cano vào để chở hàng cứu trợ đến tận tay người dân. Những chiếc thuyền, cano đã túc trực ngày đêm tại ền Trung, ở nhiều điểm nóng ngập lụt, kịp thời có mặt, giải cứu hàng trăm người dân bị mắc kẹt, cô lập trong “biển” nước.

Không ngại khó khăn, nguy hiểm, những đội thuyền, cano tiếp tục trở thành phương tiện hết sức hiệu quả để vận chuyển hàng cứu trợ đến cho bà con. Anh Tiến, một thành viên của đội mô-tô nước, trực tiếp tham gia cứu trợ người dân ền Trung vừa qua, chia sẻ.

 “Tất cả đều là chi phí của các thành viên bỏ ra hết, với 1 mong muốn là mình cứu giúp được cái nào thì cứu giúp chứ không tính toán.”

Cán bộ Chữ thập đỏ vận chuyển hàng hóa cứu trợ người dân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Hanoimoi

Từ một, hai nhóm tự phát, phong trào quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ ngày càng lan rộng và dâng cao. Tuy nhiên, do tự phát nên nhiều đoàn thiện nguyện thiếu thông tin, không hiểu địa hình, dẫn đến vừa thiếu an toàn, lại vừa hạn chế về hiệu quả. Trong khi, nếu thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương, các đoàn cứu trợ có thể rõ hơn thứ bà con đang cần, và những nơi nào cần cứu trước.

Anh Nguyễn Minh Quý, người trực tiếp tham gia cứu trợ ền Trung đã rút ra điều này: “Cái mà chúng ta cần thiết là phải liên hệ với địa phương, liên hệ với người dân ở đó để chúng ta biết được nơi nào cần thiết và nơi nào cần và bao nhiêu, như thế nào thì công tác của chúng ta nó mới trọn vẹn và nó đủ và đúng được.” 

Những yêu thương nồng đượm, nhưng đùm bọc sẻ chia đã và đang giúp bà con vùng lũ dần gượng dậy sau thiên tai. Cơn bão đi qua, tình người ở lại. Và cùng với đó, còn đọng lại cả những kinh nghiệm quý, để đồng bào mình giúp nhau vững vàng hơn trong những mùa lũ tiếp theo, trên dải đất Việt Nam “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”./.