Có giấy đi đường, hỏi công ty nào không biết

Kết quả kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng cho thấy, có tình trạng doanh nghiệp cấp giấy đi đường cho cả người ngoài, nhiều trường hợp sử dụng giấy đi đường để làm việc khác. Điều này phần nào lý giải vì sao đường phố Hà Nội đông đúc trở lại tron

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa

Anh Lê Văn Long, một tài xế thường xuyên di chuyển khu vực phía Tây thành phố chia sẻ, những ngày gần đây, mật độ phương tiện- nhất là xe máy có dấu hiệu tăng lên, có thời điểm xảy ra ùn ứ tại ngã tư Trung Văn - Tố Hữu:

'Bắt đầu từ hôm kia là thấy đông lắm, đoạn đường từ Tố Hữu đi vào Trung Văn, Big C, đại lộ Thăng Long, đợt này thấy rất đông xe máy. Mấy ngày gần đây, đường đông lên rõ rệt'

Đồng tình nhận xét trên, anh Trần Mạnh Đạt, ở Trung Văn, Nam Từ Liêm Hà Nội cho rằng, nguyên nhân có thể do nhiều người nhờ xin được giấy đi đường từ doanh nghiệp khác:

'Như công ty tôi giấy đi đường là xin tại UBND phường nơi công ty có địa chỉ và được cấp mã QR Code, khi kiểm tra sẽ chính xác còn giấy đi đường chỉ có chữ ký chưa được chuẩn. Có tình trạng giấy tờ đi đường lách luật để được đi ra đường'.

Tài xế Bùi Hoàng Thắng ở Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, dù đang giãn cách xã hội, nhưng các trục đường chính ở Đại Mỗ, xe cộ vẫn đi lại tấp nập, vì xin giấy đi đường…không khó:

'Xin giấy đi đường rất dễ, nói thật các công ty người ta có dấu là người ta đóng thôi, cái đó cũng chả ai quản lý, kiểm soát được. Cứ đóng, đóng và đóng, người ngoài đến xin cũng được như thế thì chết. Bây giờ mà em muốn xin một cái là em cũng xin được, có các công ty nọ, công ty kia để xin'.

Ông Hứa Đức Minh, Chủ tịch UBND phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội thừa nhận, lượng người đi lại trên địa bàn khá đông, chủ yếu là lao động của các cơ quan, đơn vị đóng tại đây. Từ 24/7 đến nay, UBND phường Mễ Trì đã xử phạt hơn 300 trường hợp ra đường không rõ lý do. Chỉ riêng ngày 22 và 23/8 có 30 trường hợp bị xử phạt. Trong đó, nhiều trường hợp sử dụng giấy đi đường để làm việc khác:

'Phường đã xử phạt rất nhiều trường hợp lợi dụng giấy đi đường để làm việc khác, ví dụ công ty phát giấy đi đường từ nhà đến cơ quan nhưng lại đi qua Mễ Trì đến làm mục đích khác. Nhiều công ty người ta cấp tràn lan và không có sự đảm bảo đối tượng có đúng hay không. Có những công ty thì phường đã gửi văn bản để xác nh thêm về trường hợp nhân viên', ông Hứa Đức Minh cho biết.

Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, từ 24/7 đến nay, đơn vị đã phát hiện và xử lý 206 trường hợp ra đường không rõ lý do, riêng ngày 22 và 23/8 đã có 44 trường hợp bị xử lý. Đặc biệt, trong ngày 17/8, đơn vị đã phát hiện và xử ly một trường hợp sử dụng giấy đi đường giả.

Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho hay, trong 3 ngày (từ 22-24/8), Đội đã xử phạt 19 trường hợp. Thậm chí có người xuất trình giấy đi đường nhưng lại không biết mình làm ở công ty nào: 'Xem giấy đi đường hỏi anh làm công ty nào thì người ta không trả lời được, rồi có những người có 2 giấy đi đường của 2 công ty khác nhau, có những người thì bảo là xin giấy đi đường của công ty vợ. Có những người nhà ở trên Hoàn Kiếm nhưng đi xuống dưới này để mua thùng mì tôm...'

Nhiều ý kiến đều lo ngại, nếu không quản lý được tình trạng cấp và sử dụng giấy đi đường tràn lan như hiện nay, thì yêu cầu giãn cách xã hội khó có thể đảm bảo nghiêm ngặt. Trong khi, đây đang là thời gian quyết định để Hà Nội ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của đợt dịch lần này./.