Chính sách an sinh nào cho bệnh viện khi thực hiện tự chủ?

Không riêng sự việc vừa xảy ra ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh, mà tại TP. HCM và một số tỉnh thành phía Nam, nhiều bệnh viện mới chuyển sang tự chủ cũng đang đau đầu với bài toán lương thưởng cho nhân viên y tế, sau 1 năm quá áp lực vì dịch bệnh, nhưng tình hình tà

>>> Bệnh viện tự chủ thất bại, nhân viên y tế bị nợ lương hơn nửa năm

Điều này tác động ra sao đối với đội ngũ y bác sĩ, nhất là trong bối cảnh họ vẫn đang phải tiếp tục căng mình chống dịch? Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội về nội dung này:

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những khó khăn khi các bệnh viện chuyển sang tự chủ, nhất là trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, trong khi đội ngũ nhân viên y tế rất cần sự chăm lo và động viên thường xuyên?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Cái này không chỉ riêng bệnh viện, mà các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác, trong đó có y tế và giáo dục. Nhà nước phải chịu trách nhiệm một phần trong việc sử dụng nguồn ngân sách để duy trì hệ thống an sinh xã hội công cho quốc gia.

Vì vậy, nếu chuyển sang mô hình tự chủ, thị trường hóa thì đôi khi nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Nó không chỉ là câu chuyện của dịch bệnh, mà là cả điều kiện xã hội phát triển một cách bền vững.

Bởi vì chuyển sang mô hình tự chủ thì nó tạo ra áp lực rất lớn cho chính đội ngũ y bác sỹ và cả người bệnh cũng phải trả chi phí tương ứng để bù vào khoản chi như vậy.

Chúng ta cần phải cân nhắc, có những lĩnh vực có thể chuyển sang tự chủ, nhưng có những lĩnh vực thuộc về dịch vụ công thì Nhà nước cần phải giữ vai trò điều tiết.

Nếu không, sẽ rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an sinh xã hội.

PV: Về mặt chính sách, chúng ta cần làm gì để đội ngũ y bác sĩ yên tâm công tác?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Về mặt chăm lo, về mặt chính sách thì trong điều kiện bình thường thì đội ngũ này cũng cần phải có chính sách đặc biệt. Trong điều kiện dịch bệnh cần phải có một chính sách chung, bởi vì nhóm này gọi là lực lượng tuyến đầu, chốt chặn trong việc đảm bảo sức khỏe và những nguy cơ dịch bệnh.

Trong thời điểm rất quan trọng, chúng ta cần phải có những chính sách tương ứng để người ta an tâm. Bởi vì đại dịch còn kéo dài và chúng ta phải có đội ngũ y bác sĩ cho nhiệm vụ quốc gia. 

PV: Xin cảm ơn ông.