Chạy quá tốc độ có thể bị phạt đến 12 triệu đồng

Hành vi chạy quá tốc độ cho phép là lỗi thường gặp đối với những người điều khiển ô tô và xe máy. Khi các phương tiện chạy quá tốc độ cho phép, dễ dẫn đến tình trạng mất lái, thiếu kiểm soát, khi gặp những sự cố bất ngờ, tài xế không kịp xử lý rất có thể

Mẫu biển hạn chế tốc độ với ô tô, xe máy, mô tô

Mới đây, Kênh VOV Giao thông nhận được câu hỏi của thính giả Anh Nghĩa (Hải Dương) về việc, “Tôi chạy xe con 4 chỗ, không vượt, không lấn làn, không đè vạch nhưng vẫn bị lực lượng CSGT ra hiệu dừng xe. Đồng chí CSGT nói rằng tôi đã chạy quá tốc độ cho phép. Vậy xin hỏi quy định cụ thể về tốc độ tối đa cho phép của phương tiện là như thế nào để có thể nhận biết được?”.

Để làm rõ vấn đề này, Luật sư Minh Hải – Văn phòng Luật sư ATV cho biết, hành vi chạy quá tốc độ cho phép là lỗi thường gặp đối với những người điều khiển ô tô và xe máy. Việc thiết kế, giới hạn tốc độ cho phép trên các tuyến đường đều được các chuyên gia giao thông nghiên cứu, tính toán dựa trên các căn cứ khoa học, điều kiện về đường sá, lưu lượng phương tiện và điều kiện để đảm bảo an toàn giao thông của từng loại đường khác nhau.

“Khi các phương tiện chạy quá tốc độ cho phép, dễ dẫn đến tình trạng mất lái, thiếu kiểm soát, khi gặp những sự cố bất ngờ, tài xế không kịp xử lý rất có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng”, Luật sư Hải nói thêm.

Vậy, tốc độ tối đa cho phép các loại xe khi tham gia giao thông là như thế nào?

Theo Thông tư 31/2019 về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ quy định rõ, khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định của Thông tư này.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mặt độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.

Biển báo tốc độ ưu tiên trong khoảng 60 - 100 km/h

Tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện như sau:

- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

- Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km/h có thể bị phạt đến 12.000.000 đồng

Nếu vi phạm, chạy quá tốc độ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu người điều khiển chạy quá tốc độ quy định sẽ bị xử lý như sau:

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h.

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Lưu ý, quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ "dưới 10 km/h" nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5 đến 9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.