Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân vùng dịch: Cần chiến lược lâu dài

Bên cạnh công tác phòng chống dịch, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng đang đặt ra cấp bách trong thời gian này, khi có không ít người dân – đặc biệt là ở các khu vực giãn cách xã hội kéo dài - rơi vào căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Đại dịch COVID-19 làm gia tăng các rỗi loạn tâm thần của con người. (Ảnh: AFP)

Mất việc, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Hải, ở phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 Tp.HCM dù được ễn phí tiền thuê nhà 2 tháng, nhưng vẫn rất chật vật lo cho 4 ệng ăn: "Từ mùa dịch đến giờ, gia đình không còn làm việc nữa. Tất cả thu nhập không còn nhưng chi tiêu điện, nước tất cả đều phải chi phí, đi chợ bây giờ rất khó khăn, nhất là gia đình có trẻ nhỏ như tụi anh. Nếu mà kéo dài, gia đình rơi vào cảnh khó khăn".

Cùng chung nỗi niềm, cả gia đình chị Hoàng Thị Thảo, ở quận 9, Tp.HCM cũng chỉ biết trông chờ vào đồng lương của chị. Tuy nhiên, điều chị lo nhất là nguy cơ nhiễm bệnh cho mình và người thân, khi công ty có một nhân viên lao công trở thành F0: "Mình rất lo. Chị và gia đình đã nhiễm F0, nhưng mà hiện tại với tình hình y tế quá tải nên các cơ sở y tế chưa tiếp nhận chị ý và hướng dẫn chị cách ly tại nhà. Thực sự rất là lo lắng nếu như không may trong gia đình có ai đó mà bị sẽ như thế nào".

Với chị Mỹ Dạ, mặc dù không áp lực về kinh tế, nhưng ở nhà quá lâu, hạn chế giao tiếp, thường xuyên tiếp nhận thông tin về dịch bệnh, hàng ngày nghe tiếng còi hú từ xe cứu thương…cũng khiến chị cảm thấy bất an: "Khi số ca nhiễm tăng lên và cả số ca là những người nằm trong tâm dịch nên cảm thấy rất lo lắng không biết ảnh hưởng. Và nếu bị nhiễm rồi thì khả năng chăm sóc bởi các cơ sở y tế, có kịp thời hay không, bệnh có diễn biến nặng hay không, có nguy cơ tử vong hay không?"

TS Ngô Thanh Huệ, Viện phó Viện tâm lý Việt Pháp cho biết, 6 tháng đầu năm nay, số lượng ca gọi điện đến Viện tâm lý Việt Pháp để tư vấn tâm lý tăng lên khoảng 50% so với trước. Đặc biệt, tại các khu vực có thời gian giãn cách lâu như TP.HCM, sự xáo trộn và căng thẳng tinh thần đang xảy ra với nhiều người dân, khiến họ luôn có những biểu hiện lo lắng, bất an, sợ sệt, mất ngủ, không tập trung… 

"Nhìn chung nơi nào có số ca bệnh càng nhiều thì tình trạng gia tăng stress càng cao. F0,F1 tại nhà, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến lo lắng, hoang mang về sức khỏe bản thân, mọi người còn có cảm giác tội lỗi, lo sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người thân", TS Ngô Thanh Huệ cho biết

Trường học đóng cửa, hoạt động cộng đồng bị gián đoạn, giãn cách kéo dài, tỷ lệ trầm cảm và lo âu đang có dấu hiệu tăng. Khó khăn, bức bách cũng khiến nhiều mâu thuẫn gia đình bị đẩy lên thành xung đột, bế tắc, có nguy cơ dẫn tới hành động cực đoan.

TS Ngô Thanh Huệ cho biết, Hội tâm lý trị liệu Việt Nam đang đứng ra tổ chức chương trình Hỗ trợ tâm lý xã hội khẩn cấp gồm hơn 300 tình nguyện viên là các nhà tham vấn, chuyên gia tâm lý, bác sỹ tâm thần của 3 ền Bắc, Trung, Nam, với nhiều buổi tập huấn chuyên môn, sinh hoạt nhóm, cung cấp số điện thoại hotline để tư vấn ễn phí cho những người gặp khó khăn.

Ngoài ra, nhóm các thầy cô ở trường ĐH Giáo dục, các chuyên gia tâm lý thực hiện các chương trình đào tạo dự phòng như ứng phó với stress, giúp đỡ bố mẹ có con học online.

Một số chuyên gia cho rằng, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân một cách bền vững ngay cả sau khi dịch bệnh đi qua, cần có chiến lược lâu dài, với sự tham gia, thúc đẩy tích cực từ phía các cơ quan chức năng.