Cấm xe máy nội đô: Cần nhưng thiếu cơ sở thực thi

Hà Nội đặt ra thời điểm cấm xe máy vào năm 2025, vậy chỉ còn 4 năm nữa để chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng và phương tiện, về tâm lý và thói quen khi hàng triệu phương tiện xe máy ở Hà Nội dừng hoạt động.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, chủ trương cấm xe máy di chuyển nội đô, thúc đẩy mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng là cần thiết nhưng xét tới các điều kiện hiện nay, thì: Thiếu cơ sở thực thi...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Chủ trương cấm xe máy vào nội đô không phải tới giờ mới đặt ra mà nó đã được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến từ chục năm trước. Vấn đề này giờ đây được trở lại khi TP Hà Nội thực hiện lộ trình cấm xe máy sớm 5 năm so với dự kiến trước đây.

3 mục tiêu chính cùng những tác động của đề án cấm xe máy đã từng được "mổ xẻ" là:

Nếu cấm xe máy để giảm ùn tắc giao thông, thì phải chăng người đi ô tô cũng sẽ có lúc bị cấm bởi ô tô cũng là nguyên nhân gây ùn tắc. Mặt khác, khi người dân không có xe máy để đi thì một bộ phận sẽ chuyển sang sử dụng ô tô và ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn.

Nếu cấm xe máy để giảm ô nhiễm môi trường, thì sẽ hiệu quả hơn nếu đưa ra các biện pháp kiểm soát khí thải, quản lý và đưa ra mức phí cao đối với các xe cũ nát đi vào trung tâm.

Nếu cấm xe máy vì ảnh hưởng tới sự phát triển văn nh, hiện đại của đô thị thì làm sao để đảm bảo nhu cầu đi lại và mưu sinh của của phần lớn người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế?

Từ 10 năm trước hay ở thời điểm này thì giải pháp căn cơ nhất trước khi triển khai cấm xe gắn máy vẫn là phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời với đa dạng hóa hệ thống vận tải công cộng. Bởi khi mà phương tiện công cộng tốt, nhiều tuyến metro, xe buýt chạy chất lượng hơn, đúng giờ thì người dân dần dần sẽ bỏ bớt xe máy, ô tô để đi phương tiện công cộng.

Còn ngược lại, ngay cả trên tuyến đã có metro, nhưng chưa kết nối được xe đạp, nibus ở những điểm đầu cuối thì giao thông công cộng vẫn chưa thể thay thế xe máy.

Mục tiêu giảm thiểu áp lực lên hệ thống hạ tầng khu vực trung tâm của Hà Nội dường như đang dừng ở mức mong muốn nhiều hơn là khả năng thực hiện khi mà việc di dời trụ sở cơ quan, trường học vẫn mãi chần chừ còn những khu đô thị mới trong nội đô mọc lên không theo định hướng sử dụng giao thông dẫn tới quá tải hệ thống hạ tầng.

Vì thế, chính sách hạn chế phương tiện cá nhân của TP Hà Nội đã đề cập gần chục năm nay nhưng để khả thi vào 2025 hoặc xa hơn nữa phải chờ đợi vào các giải pháp từ chính quyền, trên cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đô thị.