Bộ Y tế: Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn nằm trong tầm kiểm soát

VOVGT - Bộ Y tế khẳng định: Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2018, trong đó có tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết vẫn trong tầm kiểm soát.

Ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế 

Chiều 9/10, Bộ Y tế tổ chức buổi gặp báo chí nhằm cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân 2018-2019.

Tại buổi họp báo, ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế khẳng định: Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2018, trong đó có 3 loại bệnh hay gặp nhất trong mùa đông xuân là tay chân ệng, sởi và sốt xuất huyết vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân ệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó, 29.324 trường hợp mắc nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực ền Nam chiếm 77,6%, trong đó 99% đối tượng mắc ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi.

Đáng chú ý, các type virus gây bệnh tay chân ệng ở nước ta hiện nay gặp chủ yếu là EV71 (chiếm 21%). EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân ệng ở Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá:

 

“Số mắc ca mắc chân tay ệng trong năm 2018 của cả nước giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn trung bình của cả giai đoạn 2013 – 2017, tuy vậy có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Đặc biệt là bệnh tay chân ệng thường cao điểm vào những tháng 9, 10, 11 ở khu vực phía Nam và mùa tựu trường. Do đó, người dân không được chủ quan với bệnh tay chân ệng”.

Cùng với đó, thời gian qua, bệnh sởi cũng đã xuất hiện rải rác tại 40 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở khu vực ền Bắc. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, có 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần.

Đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi (chiếm 21,4%) và 1-4 tuổi (37,8%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (86,4%).

Bệnh sốt xuất huyết trong các tuần gần đây cũng có xu hướng tăng nhẹ, do ền Nam đã bắt đầu vào mùa mưa. Tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số mắc giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, mặc dù số ca mắc bệnh có giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, thế nhưng công tác phòng chống dịch bệnh vẫn cần hết sức coi trọng, thực hiện nghiêm túc, tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát. 

 

“Thông điệp mà Bộ Y tế muốn khuyến cáo đến người dân để phòng chống bệnh tay chân ệng là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh nhà trẻ, vệ sinh trường học là vô cùng quan trọng. Phải rửa tay bằng xà phòng mỗi khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ. Với bệnh sởi, cần phải cách ly với bệnh nhân để tránh lây nhiễm, đặc biệt là cần phải tiêm phòng sởi đầy đủ”.