Bổ sung thông tin nơi sinh vào hộ chiếu: Chỉ là giải pháp tình thế

Trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8 về giải pháp khắc phục đối với hộ chiếu mẫu mới, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, sẽ bị chú (tức bổ sung thông tin) nơi sinh nếu người dân có nhu cầu. Giải pháp này liệu đã thực sự phù hợp hay chưa?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với ông Nguyễn Thanh Hồng, Nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, Bộ Công an cho rằng sẽ bị chú nơi sinh và hộ chiếu mới theo nhu cầu của người dân và nơi đến để khắc phục những bất cập về hộ chiếu mới phát sinh. Theo ông như vậy có phù hợp hay không?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Sáng nay, Bộ trưởng Tô Lâm trả lời có ý là chỉ cần ai có nhu cầu thì bị chú thì cũng chưa toàn diện, chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu là để tạo thuận lợi cho công dân

Bởi vì công nhân có biết chỗ nào người ta từ chối đâu, chỉ đến khi người ta đến đại sứ quán làm thị thực thì mới biết là bị từ chối thôi.

Như Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời về vấn đề này tương đối rõ ràng rồi. Do đây là quy định trong luật, cho nên việc bổ sung quy định nơi sinh vào hộ chiếu là phải sửa Luật là hoàn toàn chính xác.

Bây giờ để đảm bảo quyền lợi của công dân được nhập cảnh vào Đức và Séc, giải pháp tình thế là chúng ta bị chú vào trong hộ chiếu.

Thực ra thêm phần bị chú vào hộ chiếu chỉ là giải pháp tình thế, bởi vì theo quy định của luật là không thể phát sinh một nội dung mới trong Luật được.

Bộ Công an sẽ bổ sung nơi sinh vào mẫu hộ chiếu phổ thông không gắn chip mới. Ảnh: Lao động

PV: Nhưng trước đây chúng ta đã thực hiện Luật xuất nhập cảnh và thực hiện mẫu hộ chiếu cũ thì hoàn toàn không gặp phải những tình huống như hiện nay. Vậy phải chăng khi sửa luật, cơ quan chức năng chưa lường hết được những tình huống phát sinh dẫn đến những bất cập này?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Đấy cũng là một lý do. Ở đây có thêm một phần trách nhiệm của Quốc hội và trách nhiệm chính thuộc về Quốc hội, bởi khi Quốc hội thông qua luật thì tất nhiên là dựa trên đề xuất của Chính phủ cho nên chúng ta đã đưa ra các quy định trong luật về quy định rõ trong luật để thông nhất việc thực hiện các quy định về mẫu hộ chiếu.

Chính vì thế, khi phát sinh ra một số quốc gia từ chối hộ chiếu mới thì đây là vấn đề có liên quan đến quá trình thẩm tra và thông qua luật của Quốc hội. Rõ ràng chúng ta đã ghi rõ trong luật, những nội dung ghi trong hộ chiếu rồi thì rõ ràng đây là thiếu sót của Quốc hội thôi.

PV: Vậy còn trách nhiệm của cơ quan tham mưu, ví dụ như Bộ Công an trong trường hợp này như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Nhất định có trách nhiệm của cơ quan tham mưu, nhưng Quốc hội là cơ quan thông qua luật, cho nên không thể nói lỗi này do quá trình tham mưu được.

Tất nhiên tham mưu chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nhưng rõ ràng việc quyết định, quy định trong luật của chính sách trong luật là do Quốc hội. Cho nên chúng ta rất nh bạch trong vấn đề này về mặt trách nhiệm.

PV: Theo ông, trong trường hợp này cần điều chỉnh như thế nào để tạo thuận lợi nhất cho người dân khi ra nước ngoài? 

Ông Nguyễn Thanh Hồng: Bây giờ chúng ta sửa luật ngay thì cũng chưa có căn cứ chắc chắn. 3 quốc gia nhưng hiện nay chỉ còn Séc và Đức thôi, chúng ta cũng chưa thể nói được các quốc gia khác từ chối hay không.

Do đó, để tạo thuận lợi cho người dân, để công dân nhập cảnh vào hai quốc gia này thì bị chú vào trong cuốn chiếu.

Về lâu dài, bằng con đường ngoại giao chúng ta sẽ làm việc để đề nghị người ta chấp thuận hộ chiếu của chúng ta. Nhưng phải đặt ra vấn đề thế này: mình bị chú vào hộ chiếu thì liệu các quốc gia chấp thuận không.

Rõ ràng là để bị chú thì cũng phải trao đổi với Đức và Séc để người ta thống nhất với phương án của mình.

PV: Xin cảm ơn ông.