Bộ Công thương: “giật mình” vì giá trên sàn thương mại điện tử Temu quá rẻ!

Mới đây, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết là 'giật mình’ khi thấy giá bán hàng hóa của Temu, sàn thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc khá rẻ và cho rằng cần rà soát hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam qua kênh thương mại điện tử.

 

# Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Trong đó, sắp tới sẽ kiểm soát đặc biệt đối với 2 ngân hàng; giám sát tăng cường theo quy định đối với 1 ngân hàng.

Hiện nay, các TCTD tiếp tục thực hiện theo phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa phương án cơ cấu lại sau khi có ý kiến của NHNN. 

# Gần đây, nhiều người đang nói đến Temu, một sàn thương mại điện tử (TMĐT) giá rẻ của Trung Quốc vừa có mặt tại Việt Nam.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết là 'giật mình’ khi thấy giá bán hàng hóa của Temukhá rẻ và cho rằng cần rà soát hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam qua kênh thương mại điện tử.

So với các sàn thương mại điện tử khác, Temu có giá bán sản phẩm rất rẻ, loại bỏ các chi phí trung gian. Đa phần các sản phẩm của Temu đều là của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong thông báo mới nhất, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết sàn thương mại điện tử của Trung Quốc - Temu - chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

# Cũng liên quan đến hoạt động của các sàn TMĐT: TP.HCM đề xuất chế tài nghiêm khắc các sàn thương mại điện tử khuyến mãi quá 50% và vi phạm nhiều lần.

Đây là nội dung trong văn bản Sở Công Thương TP.HCM vừa gửi Bộ Công Thương, về đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay. 

# Trái ngược với giá hàng hóa trên các sàn TMĐT ngày càng rẻ, thì ngược lại giá bất động sản đang ngày càng ‘đắt’. Dẫn chứng là từ đầu năm, tổng nguồn cung mở bán mới căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng mạnh, tuy nhiên giá vẫn không giảm mà còn neo ở mức cao.

Thậm chí, điều lạ là trong 3 tháng qua, dù tồn tại một số yếu tố khách quan bất lợi như ảnh hưởng tâm lý tháng Ngâu, bão Yagi... nhưng thị trường căn hộ Hà Nội vẫn tiếp tục "sốt nóng cục bộ".

Kết thúc quý III/2024, thị trường căn hộ mở mới tại Hà Nội ghi nhận mức giá trung bình đạt gần 80,5 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT và kinh phí bảo trì), tăng 7,6% so với quý trước. 

# Cập nhật dự báo từ thị trường xăng dầu chiều nay: Theo một số doanh nghiệp đầu mối, giá xăng chiều nay có thể giảm nhẹ 70-120 đồng/lít còn giá dầu có thể giảm mạnh hơn, khoảng 330-380 đồng/lít.

Một thông tin đáng chú ý khác là trước quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán nhiều nguồn, Bộ Công Thương khẳng định không cấm mà DN phải đáp ứng điều kiện về kinh doanh xăng dầu. 

# Thị trường chứng khoán tiếp diễn xu hướng giằng co nhẹ quanh tham chiếu, khi tâm lý nhà đầu tư thời điểm này vẫn nghiêng về sự thận trọng trong giao dịch.

Toàn sàn chỉ lác đác một vài cái tên đáng chú ý và đều là các cổ phiếu vừa và nhỏ, như OGC, AGM, KHP. Trong khi đó, cổ phiếu QCG có dấu hiệu bị chốt lời sau khoảng thời gian tăng nóng.

Các cổ phiếu nhỏ trên HNX và UpCoM hoạt động mạnh, trong đó, đáng kể là các mã trên UpCoM như PIV, DFF, AAH khi cũng đã chạm giá trần, thanh khoản đang dẫn đầu thị trường.

Trên bản đồ thị trường tính theo giá trị giao dịch tại thời điểm 9h30, dễ thấy nhiều “mảng” xanh và đỏ lớn đan xen. Trong đó, sắc xanh hiện diện với những EIB tăng 1.39%, SSI tăng 0.19%, VCI tăng 0.14%, HCM tăng 0.17%, VNM tăng 2.08%, MSN tăng 0.63%, HPG tăng 0.19%...

Còn với sắc đỏ, những cổ phiếu nổi bật là SSB giảm 0.19%, HDB giảm 0.56%, STB giảm 0.84%, VHM giảm 1.28%...

Trong bối cảnh thị trường giằng co, khối ngoại cũng chưa thể hiện hành động rõ ràng trong phiên hôm nay, với việc bán ròng tập trung vào VPB hơn 107 tỷ đồng, trong khi mua ròng tại nhiều cổ phiếu như VNM hơn 24 tỷ đồng, VHM hơn 43 tỷ đồng hay chứng chỉ quỹ FUEVFVND hơn 67 tỷ đồng.

Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm hơn 3 điểm, xuống 1.267 điểm./.