Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Người dân ứng phó bị động

Hạn mặn, đất đai khô cằn, con nước về sông Mekong bất thường, ruộng đồng thiếu phù sa, người dân các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL đang đối diện với tình trạng mất mùa; nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.

Năm nay lũ về muộn, dự kiến chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến người dân ĐBSCL? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Đồng ruộng khô hạn, nước mặn xâm nhập

Liên quan đến nội dung này, phóng viên có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Hồng Tín, chuyên gia Phát triển Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ.

PV: Ông có thể cho biết, thực tế đó đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây như thế nào?

TS Nguyễn Hồng Tín: Phần lớn người dân ĐBSCL sống ở khu vực nông thôn dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có lúa, các cây rau màu, thủy sản. Khi nắng nóng, khô hạn sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ, năng suất và dịch bệnh xảy ra nhiều hơn.

Thứ hai nữa, phần lớn người dân ĐBSCL sử dụng nước mặt, khi khô hạn kéo dài, sẽ thiếu trầm trọng nước, nếu họ khai thác nước ngầm thì lại ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngầm có thể gây sụt lún đất và ảnh hưởng đến vấn đề môi trường khác.

PV: Vậy giải pháp nào để sống chung với hiện tượng không có lũ?

TS Nguyễn Hồng Tín: Đứng về phía người dân, giải pháp thường mang tính bị động, cần phải có giải pháp và ở tầm vĩ mô lớn hơn.

Người dân có thể tìm những giải pháp kỹ thuật để can thiệp, như họ có thể xây dựng và cải tạo những ao, kênh, mương trữ nước trong nội đồng để trữ nước trong mùa mưa và sử dụng trong mùa nắng.

Hoặc cũng có thể có hệ thống trữ và thu gom nước mưa. Ngoài ra người dân có thể sử dụng kỹ thuật thông nh, kỹ thuật tiết kiệm nước hoặc các cây trồng sử dụng ít lượng nước để thích ứng trong giai đoạn khó khăn này.

PV: Tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL còn trầm trọng hơn trong thời gian tới, theo ông cần phải lưu ý gì?

TS Nguyễn Hồng Tín: Vấn đề hiện nay là người nông dân thiếu thông tin, thành ra họ rất bị động để ứng phó với các biến cố hay sự kiện xảy ra liên quan đến biến đổi khí hậu.

Vì vậy, ở góc độ cơ quan chuyên môn cần cố gắng truyền tải thông điệp đó đến người dân sớm nhất. Đồng thời khuyến cáo người nông dân để họ chủ động ứng phó với những tình huống đó thì sẽ giảm nhẹ hoặc sau khi chịu tác động khả năng phục hồi của người dân sẽ được tốt hơn.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 12/11 tại đây: