Bí ẩn động Thông Thiền - Xuân La

Trên mảnh đất nhiều di tích như Kẻ Sở- Xuân La, động Thông Thiền vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà sử học, khảo cổ học.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Khi lớp thời gian được phủ dày hơn trên những truyền thuyết li kỳ về hang Thông Thiền thì lại càng tạo nên sức hấp dẫn cho du khách mỗi khi có dịp khám phá.

Chia sẻ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến- khách mời của chương trình:

 
Lối xuống động

Động Thông Thiền nằm ngay Phía dưới đình Quán La. Cửa động nằm sau hậu cung đình. Bên trong động được xây khum khum hình múi bưởi bằng gạch có chạm trổ hình hoa khế và tứ linh (long, ly, quy, phượng). Chiều ngang động đủ cho một người lớn chỉ cần hơi khom lưng một chút là có thể vào sâu bên trong.

Đi sâu chừng hai chục thước có hai nhánh rẽ. Dân làng từ nhiều đời nay vẫn truyền nhau là vào mùa mưa, thả quả bưởi ở cửa hang thì thấy quả bưởi ở hồ Tây, nghĩa là trước kia, động kéo dài ra tận hồ Tây vì hồ Tây ngày trước cách làng chỉ vài trăm mét. Ông Nguyễn Văn Ngư, trưởng ban quản lý di tích đình Quán La cho biết thêm:

 

Có nhiều giả thiết khác nhau về động này. Theo cụ Hoàng Đạo Thúy, một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội đáng kính thì động do vua Lý Thần Tông xây. Tuy nhiên cụ Hoàng Đạo Thúy cũng không nói rõ là vua Lý Thần Tông xây động Thông Thiền để làm gì.

Có nhà nghiên cứu khác tiếp ý cụ Thúy đã lý giải Lý Thần Tông xây động vì các vua triều Lý đều mộ đạo Phật và đạo Phật trở thành quốc đạo nên việc xây động mang ý nghĩa tâm linh: "Thông Thiền nghĩa là âm dương hòa hợp thì việc triều chính sẽ hanh thông". Song các nhà khảo cổ học dựa vào việc hang có ngách lại cho rằng đây là ngôi mộ có niên đại từ đời Hán, ngách dùng để đồ thờ cúng. Hơn nữa vùng đất này vào năm 930 là nơi mà Lý Khắc Chính và Lý Tiến của triều đình Nam Hán khi chiếm nước ta đã đóng quân ở đây nên lý giải của các nhà khảo cổ có vẻ logic. Ông Nguyễn Văn Dũng, PCT phường Xuân La cũng cho biết sự quan tâm đăc biệt của Phường đối với việc xác định chính xác những thông tin thực hư quanh động Thông Thiền:

 
Có nhiều giả thuyết khác nhau về động này

Bên cạnh đó, căn cứ vào niên đại của các loại gạch dùng để trùng tu đình và sửa hang, các nhà nghiên cứu sử đưa ra một giả thiết khác: Thông Thiền được làm từ đời Trần để ém quân đánh giặc Nguyên Mông. Đến khi Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỷ XV) đã dùng hang này làm nơi cất giấu lương thực...

Khoảng năm 1943, Viện Viễn Đông Bác Cổ cho người xuống khảo sát hang nhưng chỉ vào được gần ba chục mét phải quay ra vì thiếu ô-xy và đèn mang theo không đủ ánh sáng để rọi đường. Năm 1964, một đơn vị của quân đội đóng quân ở đình, để chiếc máy phát điện gần cửa hang. Đơn vị này đóng quân ở đây cho đến năm 1970 thì chuyển đi nơi khác. Trong những năm này, khi nước sông Hồng lên cao, dân làng gánh gồng con trẻ đến đây tránh lũ.

Những đứa trẻ nghịch ngợm nhất cũng chỉ dám chui vào chừng vài chục mét là phải quay ra. Lại có thông tin, đầu năm 80 thế kỷ trước, một nhóm các nhà khảo cổ cũng có ý định vào động nhưng việc không thành. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết thêm những câu chuyện bí ẩn khác về hang Thông thiền trong thời kỳ kháng chiến:

 

Quán La xã là một làng cổ giàu truyền thống cách mạng. Vì thế, hiện nay, động Thông Thiền nằm trong quần thể khu di tích lịch sử của làng, cũng chính là khu di tích cách mạng với nhiều dấu ấn và câu chuyện được dân làng nhiều thế hệ tự hào kể lại.

Ông Nguyễn Hồng Quân-– Phó bí thư chi bộ - Trưởng ban công tác mặt trận tại Quán La xã cho biết: 

 

Không chỉ tự hào về những di tích lâu đời và truyền thống cách mạng, mỗi người dân Quán La Xã còn vô cùng tự hào về những cây di sản gần nghìn năm tuổi đến nay vẫn được dân làng dành nhiều tâm huyết chăm sóc.

Cây di sản cũng là một điểm nhấn ít làng cổ nào ở Hà Nội còn bảo tồn được nhiều và có giá trị lịch sử cao như ở Quán La.