Bệnh whitmore tăng đột phát sau mưa lũ: Cách nào để phòng tránh?

Bão lũ kéo dài từ đầu tháng 10 đến nay tại các tỉnh miền Trung đã khiến số lượng bệnh nhân mắc bệnh Whitmore tăng đột biến. Riêng tại Bệnh viện TƯ Huế đã có gần 30 ca bệnh trong hơn 1 tháng qua. Vậy người dân vùng lũ cần lưu gì trong việc phòng ngừa bệnh

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore đang được điều trị tại BV Trung ương Huế. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

PV: Xin bác sĩ cho biết về con đường lây nhiễm cũng như dấu hiệu nhận biết của bệnh Whitmore?

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm: Đó là bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra. Vi khuẩn này có đặc điểm là sống trên bề mặt nước, trong bùn đất, đặc biệt ở những nơi có lũ lụt mà môi trường vệ sinh chưa được xử lý.

Các vi khuẩn này sẽ lây sang người qua các vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi người ta hít phải các hạt bụi nước có chứa vi khuẩn, đặc biệt là ở những vùng mưa lũ.

Tỷ lệ tử vong khi nhiễm vi khuẩn này là từ 40 đến 60 %. Độc tố của nó gây hoại tử và gây chết các tế bào mô của cơ thể. 

Dấu hiệu khi nhiễm vi khuẩn này là sốt cao, đau thượng vị, đau ngực, đau và viêm vùng mang tai rất giống quai bị. Ngoài ra còn có thể đau cơ, khớp, đau đầu, có thể dẫn đến co giật.

Các triệu chứng gần như không đặc hiệu nên việc chúng ta chú ý đến tiền sử, các yếu tố dịch tễ tiếp xúc với môi trường bùn đất là điều rất quan trọng.

Ngoài ra thì khi nhiễm bệnh nếu như là vi khuẩn nhiễm hoặc vùng nào thì nó có thể nó gây bệnh gây biểu hiện ở các vùng đó. Ví dụ như tại phổi hoặc tại gia hoặc các mô cơ quan.

PV: Vậy người dân tại những vùng vừa xảy ra lũ lụt cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh Whitmore, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm: Biện pháp phòng bệnh này là khi chúng ta lao động, sinh hoạt tại những vùng bùn lầy nên mang giày, ủng, găng tay khi làm việc. Đặc biệt là ở những vùng lũ lụt sâu là sau sau lũ.

Lụt chúng ta cần phải có những biện pháp để dọn sạch môi trường, để vi khuẩn này không có cơ hội phát triển và lây lan trong cộng đồng.

Vi khuẩn này thì không lây từ người sang người mà chủ yếu lây từ môi trường. Do đó, việc vệ sinh môi trường là cực kỳ quan trọng.

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: