Bắt bệnh 'không có gì để mặc'

Ở những địa phương dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn, mọi người đến công sở, văn phòng đều đặn hơn, không còn luân phiên làm việc tại nhà như trước. Đó cũng là lúc, chị em phụ nữ trở lại với nỗi băn khoăn thường nhật mỗi khi ra khỏi nhà, đó là: “mặc gì

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Một câu chuyện hài hước lan truyền trên mạng xã hội về việc cô gái nọ than thở "không có gì để mặc", trong khi chiếc tủ quần áo vừa “sập” vì quá tải. Các chị em đa số để lại bình luận đồng cảm với tình cảnh "dành cả thanh xuân đi mua đồ" mà vẫn loay hoay chọn lựa mỗi khi ra khỏi nhà.

Lý do của "căn bệnh" khó chữa này cũng dễ hiểu. Giống như việc đi mua sắm, càng có quá nhiều lựa chọn, càng khó khăn để quyết định hôm nay mặc gì, hay phối đồ ra sao.

Cũng có thể một ngày, tâm trạng không vui ảnh hưởng đến hứng thú với trang phục. Bỗng dưng lại thấy chiếc váy này không đẹp, bộ đồ kia đã cũ. Trong cơn lốc giảm giá, khuyến mại, chị em đã xuống tay mua về những món đồ hợp mốt, dù không thực sự thích.

Và cũng có thể bởi bạn thiếu tự tin về bản thân, mặc gì cũng thấy không đẹp.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ mặc nhiều nhất 50% số đồ mình đã mua. Nếu cảm thấy mệt mỏi vì không biết nên mặc gì mỗi ngày, đó là lúc bạn nên bắt đầu thay đổi.

Hãy dành thời gian dọn dẹp tủ đồ theo màu sắc, loại quần áo để xem xét tổng thể về trang phục mình đang có. Nếu có bộ đồ cảm thấy cũ, ít mặc tới hoặc không phải "gu" hãy mạnh dạn thanh lý, tặng cho những người xung quanh, gửi tới địa chỉ thu gom quần áo cũ. 

Còn nếu "không có gì để mặc" là bệnh tâm lý nghiện mua sắm, bạn cần nghiêm khắc hơn với bản thân, áp dụng nguyên lý "một đồ ra - một đồ vào", mua một thì phải bớt một. 

Quan niệm “ăn cho mình, mặc cho người” nhìn chung vẫn phổ biến. Chúng ta thường lựa chọn thời trang an toàn, vừa mắt mọi người. Nhưng để không còn loay hoay, áp lực với việc chọn quần áo mỗi ngày, chị em hãy mặc trang phục vì chính mình, chứ không phải vì ánh nhìn của người khác.